Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,211,454

Các khoa học môi trường

Nguyễn Tài Tuệ; Lưu Việt Dũng; Nguyễn Đình Thái; Mai Trọng Nhuận; Nguyễn Tài Tuệ(1)

Xác định nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền

Identifying organic carbon sources in surface sediments of mangrove forests from Mui Ca Mau national park using stable isotope analysis

TC Khoa học trái đất và môi trường – ĐH Quốc gia Hà Nội

2018

04

35-46

2615-9279

Rừng ngập mặn; Trầm tích; Carbon hữu cơ; Đồng vị bền

Mangrove forest; Sediments; Organic carbon; Stable isotopes; Mui Ca Mau national park

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm phân bố và nguồn gốc của carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau bằng phương pháp phân tích đồng vị bền. Kết quả chỉ ra trầm tích rừng ngập mặn ven sông có các chỉ tiêu thành phần nước, vật chất hữu cơ, tổng nitơ, tổng carbon hữu cơ và tỉ số C/N thấp hơn so với trầm tích rừng ngập mặn phía trong. Ngược lại, các chỉ tiêu dung trọng trầm tích, đồng vị bền δ13C và δ15N trong trầm tích của rừng ngập mặn ven sông có xu thế cao hơn so với trong rừng ngập mặn phía trong. Đặc điểm tương quan phi tuyến tính giữa giá trị δ13C và tỉ số C/N chứng tỏ vật chất lơ lửng và thực vật phù du là nguồn carbon hữu cơ chính trong trầm tích rừng ngập mặn ven sông trong khi đó nguồn carbon hữu cơ trong trầm tích rừng ngập mặn phía trong có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật ngập mặn. Các kết quả nghiên cứu này đã chứng minh thành phần và nguồn gốc carbon hữu cơ trong trầm tích bề mặt rừng ngập mặn ở VQG Mũi Cà Mau có sự biến đổi theo đặc điểm rừng ngập mặn và theo khoảng cách từ bờ sông vào phía trong rừng. Các kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở khoa học để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về xác định vai trò sinh thái của rừng ngập mặn trong duy trì đa dạng sinh học các loài động vật thủy sinh và phục hồi cổ môi trường ở khu vực bãi triều ven biển có rừng ngập mặn bằng phương pháp đồng vị bền.

The objective of the present research aims to identify the distribution and sources of organic carbon in surface sediments of mangrove forests from Mui Ca Mau National Park using stable isotope analysis method. Results showed that water content, organic matter content, total nitrogen, total organic carbon and C/N ratios in surface sediments of the fringe mangrove forest were lower than those of the interior forest. In contrast, the bulk sediment density, δ13C and δ15N in surface sediments of the fringe mangrove forests were higher than those of the interior forest. The non-linear relationship between δ13C and C/N ratios indicated that tidal particulate organic matter and phytoplankton were primary organic carbon sources in surface sediments of the fringe mangrove forest whereas the sedimentary organic carbon in the interior mangrove forest mainly originated from mangrove litters. The present study demonstrated that the distribution and sources of organic carbon in surface sediments of mangrove forests from Mui Ca Mau National Park are changed following the succession of mangrove forests and the distance from the river bank towards the interior mangrove forests. Results from the present study will contribute the scientific fundamental for implementing the studies that aim to examine the ecological functions of mangrove forests in maintaining the biodiversity of aquatic animals and to reconstruct the paleoenvironment in the mangrove intertidal zone using stable isotopes.

TTKHCNQG, CTv 175