Với mục đích nghiên cứu điều kiện thành tạo và bối cảnh địa động lực xuất hiện của các đá kiềm kali Paleogen Tây Bắc Việt Nam - phần Tây Nam của đới trượt cắt Ailao Shan - Sông Hồng, đã tiến hành phân tích các đặc điểm thành phần hóa học, sự phân bố các nguyên tố lithophil có ion lớn (H, Rb, Ba, Sr...) đất hiếm và các nguyên tố có trường lực mạnh (Ti, Nb) trong coccit, absarokit, trachyt và trachyrydit ở hai cấu trúc núi lửa Pìn Hồ và Sin Cao thuộc khu vực Đông Nam Tam Đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng hình thành từ dung thể magma có nguồn gốc từ manti thành phần lerzolit phlogopit biến chất trao đổi. Trên cơ sở đối sánh với đá kiềm kali Paleogen Dali-Jiachuan (Tây bắc nền Nam Trung Hoa), có thể coi biểu hiện magma kiềm kali Tây Bắc Việt Nam liên quan tới hoạt động tách giãn cục bộ xảy ra ở phía đông Diaucangshan vào khoảng 37-30 triệu năm dựa trên cơ sở xác định tuổi đồng vị 40Ar/39Ar