Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,927,938

Khoa học nông nghiệp

BB

Phạm Thanh Lưu, Ngô Xuân Quảng, Trần Thành Thái, Trần Thị Hoàng Yến, Nguyễn Thị Mỹ Yến, Đặng Sơn Hải, Trần Thượng Thọ, Trần Ngọc Đăng; Trần Thành Thái(1)Ngô Xuân Quảng(2)

NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆN TƯỢNG “ĐẦM NƯỚC MÀU HỒNG” TẠI ĐẦM CHỨA NƯỚC TRƯỚC CỐNG SỐ 6 XÃ TÂN HẢI, HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

THE CAUSES OF PINK-PURPLE WATER IN THE LAGOON AT GATE NO. 6 IN TAN HAI COMMUNE, TAN THANH DISTRICT, BA RIA–VUNG TAU PROVINCE

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2023

14

85-92

Hiện tượng “Đầm nước màu hồng” tại cống số 6 ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút nhiều sự quan tâm từ các phương tiện thông tin, truyền thông. Nghiên cứu này nhằm đánh giá chất lượng môi trường nước và tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Chất lượng môi trường nước được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như BOD5, COD, TSS, NO3, NO2-, NH4+ và PO43-,... và một số kim loại nặng như thuỷ ngân, chì, kẽm, cadimi và xyanua. Thành phần loài và mật độ phiêu sinh thực vật (PSTV) được xác định bằng phương pháp hình thái so sánh và định lượng bằng phương pháp buồng đếm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường nước đang bị phú dưỡng hoá rất nghiêm trọng. Màu hồng trong nước là do sự phát triển quá mức của tảo lục Dunaliella salina. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn quy luật phát triển, các điều kiện môi trường chi phối, từ đó có giải pháp phù hợp để sử dụng, khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Recently, the pink-purple water in the lagoon at gate no. 6 in Tan Hai commune, Tan Thanh district, Ba Ria–Vung Tau province has attracted large attention from local governments and public media. This study aimed to assess the water quality and find out the causes of such problem. Physicochemical parameters including BOD5, COD, TSS, NO3, NO2-, NH4+ và PO43-,... and several heavy metals such as mercury, lead, zinc, cadimi and xyanua were used to assess water quality. Phytoplankton composition was determined by microscopy observation, and the phytoplankton density was estimated by using an Improved Neubauer Chamber. Our results indicated that water trophic state is being eutrophic or hypereutrophic. The “pink-purple water” was caused by the domimant of the green algae Dunaliella salina. D. salina is pink becaused it accumulated very high levels of a carotenoid pigment called β-carotene. To better understand the growth and development of the D. salina, more in-depth studies on environmental conditions regulating the development of D. salina as well as mass cultured to exploit β-carotene and glycerol pigments for aquaculture, pharmaceuticals and dietary supplement are well recommended.