Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,986,468

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Trần Anh Tú, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Đắc Vệ, Nguyễn Thanh Dương, Dư Văn Toán; Nguyễn Đắc Vệ(1)

Đánh giá tiềm năng năng lượng gió của vùng biển Hải Phòng

Tạp chí Môi trường - Chuyên đề Khoa học - Công nghệ

2024

02

83-88

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều trang trại gió ngoài khơi đang hoạt động, nhưng ở Việt Nam chưa có dự án điện gió ngoài khơi thật sự nào được triển khai. Hải Phòng là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh nên nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng. Bài báo đã sử dụng phương pháp tính mật độ năng lượng gió tầng 10m theo số liệu quan trắc của cột đo khí tượng và sử dụng công thức bán thực nghiệm để ngoại suy tốc độ gió tầng 100m. Kết quả tính toán cho thấy, ở tầng 10m mật độ năng lượng gió trung bình vùng khơi có giá trị lớn gấp 1,36 lần vùng ven bờ của khu vực nghiên cứu. Ở tầng 100m mật độ năng lượng gió trung bình biến đổi trong khoảng 2.927 - 22.108 W/m2, Trung bình mật độ năng lượng gió các tháng mùa gió Tây Nam gấp 2,04 lần các tháng mùa gió Đông Bắc. Đây là nghiên cứu bước đầu về đánh giá tiềm năng gió biển Hải Phòng, góp phần tạo ra các hướng nghiên cứu chi tiết hơn sau này cho các phát triển dự án cụ thể.

While offshore wind farms are a global reality, Vietnam remains untapped in this renewable energy sector. Hai Phong, a city experiencing rapid economic growth, faces increasing electricity demands. This study assessed the wind energy potential of Hai Phong's offshore area by calculating wind energy density at 10 meters and extrapolating to 100 meters using meteorological data and semi-empirical formulas. Results indicate significantly higher average wind energy density offshore compared to coastal areas (1.36 times at 10 meters). At 100 meters, average wind energy density fluctuates substantially (2,927 to 22,108 W/m²) with a notable difference between monsoon seasons (2.04 times higher in the Southwest monsoon than the Northeast one). This preliminary investigation seeks to evaluate the potential of Hai Phong's sea wind as a resource, laying the groundwork for comprehensive research initiatives in the future.