Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,860,418

68

Cây công nghiệp và cây thuốc

Lê Thị Diễm; Trương Hoài Phong; Hoàng Thanh Tùng; Hoàng Đắc Khải; Vũ Quốc Luận; Đỗ Mạnh Cường; Nguyễn Thị Như Mai; Trịnh Thị Hương; Bùi Văn Thế Vinh; Trần Quế; Dương Tấn Nhựt; Hoàng Thanh Tùng(1)Đỗ Mạnh Cường(2)Đỗ Mạnh Cường(3)

So sánh hiệu quả phát sinh phôi vô tính từ các nguồn mẫu in vitro của cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

Comparison of somatic embryogenesis efficiency f-rom in vitro explant sources of Ngoc Linh ginseng (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

Khoa học & công nghệ Việt Nam

2023

09B

51 - 57

1859-4794

Nuôi cấy in vitro; Phát sinh phôi; Phôi thứ cấp; Sâm Ngọc Linh

Embryogenesis; In vitro culture; Ngoc Linh ginseng; Secondary embryos

Nghiên cứu khảo sát khả năng phát sinh phôi vô tính từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau của cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) được thực hiện nhằm chọn được vật liệu thích hợp cho sự phát sinh phôi trong nuôi cấy in vitro. Trong nghiên cứu này, các mẫu in vitro từ mảnh lá, cuống lá, rễ và các phôi rời ở dạng hình cầu, hình tim và có lá mầm được khảo sát trên môi trường MS bổ sung riêng lẻ hoặc kết hợp 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid: 0,2, 0,5 và 0,7 mg/l) và TDZ (Thidiazuron: 0,1, 0,3 và 0,5 mg/l). Kết quả cho thấy, tất cả các vật liệu thử nghiệm đều cho phát sinh phôi sau 6 tuần nuôi cấy (100%). Số phôi trung bình trên mẫu mảnh lá (51,00 phôi) trên môi trường tối ưu cao hơn đáng kể so với mẫu cuống lá (29,67 phôi) và mẫu rễ (18,00 phôi). Mẫu phôi hình cầu là nguồn vật liệu thích hợp nhất cho sự phát sinh phôi (68,33 phôi/mẫu) so với các nguồn mẫu cấy khác. Môi trường nuôi cấy có sự kết hợp của 2,4-D và TDZ tăng khả năng tạo phôi thứ cấp ở mẫu phôi hình cầu, kết quả đạt cao nhất tại nồng độ 0,7 mg/l 2,4-D kết hợp với 0,1 mg/l TDZ trong môi trường chứa 0,5 mg/l NAA (1-Naphthaleneacetic acid) (73,33 phôi/mẫu).

This study on the efficiency of embryogenesis f-rom various explant sources of Ngoc Linh ginseng (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) was conducted to se-lect the appropriate materials and optimise embryogenesis in vitro. In this study, in vitro explants f-rom leaf fragments, petioles, roots, and embryos (globular, heart-shaped, and cotyledon) were cultured on MS medium supplemented individually or in combination with 2,4-D (2,4-dichlorophenoxyacetic acid: 0.2, 0.5, and 0.7 mg/l) and TDZ (Thidiazuron: 0.1, 0.3, and 0.5 mg/l). The results showed that all explants had embryogenesis after 6 weeks of culture (100%). The average number of embryos per leaf fragment (51.00 embryos) on the optimal medium was significantly higher than that of petioles (29.67 embryos) and root samples (18.00 embryos). Interestingly, the globular embryo explant was noted as the most suitable material source for embryogenesis (68.33 embryos/sample). The culture medium with the combination of 2,4-D and TDZ increased the ability to cre-ate secondary embryos in globular embryos, the highest result was achieved at the concentration of 0.7 mg/l 2,4- D combined with 0.1 mg/l TDZ in the medium containing 0.5 mg/l NAA - 1-Naphthaleneacetic acid (73.33 embryos/sample).

TTKHCNQG, CVv 8