Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,982,808

Nuôi trồng thuỷ sản

Nguyễn Hữu Vinh; Đặng Thị Hóa; Lê Thị Cẩm Vân; Đoàn Thị Nhinh; Trần Thị Trinh; Đỗ Hoàng Hiệp; Trương Đình Hoài; Kim Văn Vạn; Phạm Thị Lam Hồng; Lê Việt Dũng; Trương Đình Hoài(1)

So sánh hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) vụ đông trong ao mở ngoài trời và hệ thống trong nhà tại tỉnh Nam Định

Khoa học nông nghiệp Việt Nam

2021

7

901-912

2588-1299

Tôm chân trắng; Nuôi trồng thủy sản; Ao ngoài trời; Hệ thống trong nhà; Hiệu quả

Hệ thống nuôi tôm trong nhà ISPS (Indoor Shrimp Production System) với các hệ thống xử lý nước trong điều kiện nhiệt độ thấp đã được phát triển ở Nhật Bản. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả kỹ thuật của nuôi tôm chân trắng trong hệ thống ISPS trong điều kiện Việt Nam. Hai ao nuôi trong ISPS được so sánh với hai ao nuôi ngoài trời trong vụ đông ở Nam Định. Kết quả cho thấy, nuôi trong ISPS cho năng suất tôm (51,84 ± 1,45 tấn/ha) và tốc độ sinh trưởng (0,175 ± 0,006 g/ngày) tốt hơn tôm nuôi trong ao ngoài trời (39,94 ± 0,27 tấn/ha, 0,135 ± 0,001 g/ngày). Thành phần thực vật phù du đều đa dạng ở các ao nhưng mật độ tảo lam trong nước ao ISPS (< 104 tế bào/ml) thấp hơn ao nuôi ngoài trời (> 104 tế bào/ml). Mẫu nước ao nuôi trong ISPS có mật độ Vibrio parahaemolyticus (từ 0,6 × 101 - 4,4 × 101 CFU/ml) thấp hơn của mẫu nước ao nuôi ngoài trời (1,2 × 103 - 2,1 × 103 CFU/ml) trong 11 tuần theo dõi. Thêm nữa, mật độ Vibrio tổng số và V. parahaemolyticus trong gan tụy tôm ở ao ISPS (2,3 × 102 - 3,2 × 103 CFU/ml và 1,1 × 102 - 8,9 × 102 CFU/ml, tương ứng) thấp hơn ở ao mở (1,5 × 103 - 1,6 × 104 CFU/ml và từ 8,3 × 103 - 9,8 × 103 CFU/ml, tương ứng). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ISPS có tiềm năng ứng dụng nuôi tôm tại miền Bắc Việt Nam.

TTKHCNQG, CTv 169