



Nuôi trồng thuỷ sản
Mai Duy Minh; Vũ Thị Bích Duyên; Trần Thị Bích Thủy; Mai Duy Minh(1);
Ảnh hưởng của chất dẫn dụ và kết dính trong thức ăn đến tỉ lệ sống và sinh trưởng của tôm hùm bông (Panulirus ornatus) trong giai đoạn con giống
Effect of attractants and binders in formulated feed on survival and growth of spiny lobster puerulii Panulirus ornatus
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
2020
22
88 - 94
1859 - 4581
Dẫn dụ; Kết dính; Tôm hùm bông; Tăng trưởng; Tỷ lệ sống
Attractants; Binder; Growth; Lobsters; Panulirus
Trình bày kết quả tỉ lệ sống (SR), tăng trưởng (DGR) và FCR nuôi tôm hùm bông Panulirus ornatus từ puerulus lên kích cỡ 20 g/con bằng thức ăn được bổ sung các chất dẫn dụ và kết dính. Đối với chất dẫn dụ, có bốn nghiệm thức gồm đối chứng (ĐC1); ĐC1 + 0,8% betaine (ĐB); ĐB + 0,8% glycine (ĐBG) và ĐBG + 0,8% cao mực đen (ĐBGC). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Sau 174 ngày, chất dẫn dụ đã ảnh hưởng đến SR nhưng không ảnh hưởng đến DGR hoặc FCR. SR của tôm ở ĐB là cao nhất tiếp đến là ở ĐBG, ĐC và ĐBGC trong đó sai khác giữa ĐB và ĐBGC là có ý nghĩa (p < 0,05). Kết quả cho thấy cao mực đen đã làm giảm SR. Đối với chất kết dính, có bốn nghiệm thức gồm đối chứng (ĐC2); ĐC2 + 1,46% tảo (ĐT); ĐT + 1,46% nustic (ĐTN) và ĐTN + 1,46% gelatin (ĐTNG). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Sau 172 ngày, chất bổ sung đã ảnh hưởng đến DGR và FCR nhưng không ảnh hưởng đến SR. DGR ở ĐT là cao nhất, tiếp đến là ở ĐTN, ĐTNG và ĐC2 trong đó sai khác giữa ĐC2 và ĐT là có ý nghĩa (p < 0,05). FCR ở ĐT là thấp nhất, tiếp đến là ĐC2 và ĐTNG và cao nhất là ở ĐTN trong đó sai khác giữa ĐTN và các nghiệm thức còn lại là có ý nghĩa (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy bột tảo biển đã cải thiện DGR của tôm, nustic làm tăng FCR trong khi đó gelatin làm giảm FCR. Kiến nghị sử dụng tảo biển, gelatin và betaine làm thức ăn công nghiệp dạng viên nuôi tôm hùm bông giai đoạn puerulus.
This paper represents the results in growth rate (DGR), survival rate (SR) and feed conversion rate (FCR) of Panulirus ornatus lobster puerulus to juveniles at average size of 20 g fed with formulated feeds suplemented by different attractants and binders. For attractants, four treatments were a control (DC1); DC1 + 0.8% betaine (DB); DB + 0.8% glycine (DBG) and DBG + 0.8% black cuttlefish glue (DBGC). Each treatment had four replicates. After 174 days, the atractants affected SR but did not affect DGR nor FCR. SR of lobsters was highest in DB followed by in DBG, DC and DBGC and the difference between DB and DBGC was statistically significant (p < 0.05). The results indicate that black cuttlefish glue decreased SR, betaine increased SR unclearly. For binders, four treatments were a control (DC2); DC2 + 1.46% microalgae powder (DT); DT + 1.46% nustic (DTN) and DTN + 1.46% gelatin (DTNG). Each treatment had four replicates. After 172 days, the suplements affected DGR and FCR but did not affect SR. DGR was highest in DT folowed by in DTN, DTNG and DC2 and the difference between DC2 and DT was statistically significant (p < 0.05). FCR was lowest in DT followed by in DC2 and DTNG and DTN and the difference between DTN and the other treatments was statistically significant (p < 0.05). The results indicate that microalgae powder improved SR, nustic increased FCR while gelatin decreased FCR. It is suggested to use microalgae powder, gelatin and betaine in formulated feed for lobster puerulii.
TTKHCNQG, CVv 201