Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,939,944
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

69

Nuôi trồng thuỷ sản

Ngô Văn Mạnh, Ngô Chí Dũng, Trần Văn Dũng, Lê Minh Hoàng

Ảnh hưởng của tần suất cho ăn lên kết quả ương cá khế vằn (Gnathanodon speciosus Forsskål, 1775) giai đoạn giống

Effect of feeding frequency on the rearing performance of golden trevally (gnathanodon speciosus forsskål, 1775) juvenile

Khoa học và Công nghệ Thủy sản

2023

2

77-86

1859-2252

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá khế vằn giai đoạn giống. Thí nghiệm một nhân tố được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức cho ăn gồm 2, 4, 6 và 8 lần/ngày. Cá khế vằn, kích thước ban đầu là 2,64 ± 0,07 cm và 0,41 ± 0,03 g/con, được ương trong các bể composite 70 lít với mật độ 1 con/lít. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3 lần lặp trong khoảng thời gian 28 ngày. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều dài, khối lượng, sinh khối) của cá đạt được cao nhất ở chế độ cho ăn 6 và 8 lần/ngày, tiếp theo là 4 lần/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày (P<0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu tăng trưởng và sinh khối của cá giữa hai nghiệm thức cho ăn 6 lần/ngày và 8 lần/ngày (P > 0,05). Tần suất cho ăn có ảnh hưởng đến hệ số phân đàn khối lượng (P<0,05) nhưng không ảnh hưởng đến hệ số phân đàn chiều dài, hệ số điều kiện, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá (P > 0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở các nghiệm thức cho ăn 4, 6 và 8 lần/ngày thấp hơn so với nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày (P < 0,05). Kết quả phân tích tương quan cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài đạt giá trị cực đại tại tần suất cho ăn 6,5 lần/ngày. Từ các kết quả trên, có thể thấy tần suất cho ăn 6 lần/ngày là thích hợp cho ương cá khế vằn giai đoạn giống.

This study aimed to investigate the eff ects of feeding frequency on growth, survival, and feed ultilization effi ciency of juvenile golden trevally fi sh. The experiment was designed as a completely randomized one-factor design with four treatments (2, 4, 6, and 8 times/day). The golden trevally fi sh, with an initial size of 2.64 ± 0.07 cm and weight of 0.41 ± 0.03 g/fi sh, were reared in 70 liter composite tanks at a density of 1 fi sh/L. Each treatment was performed with three replicates over a 28-day period. The results indicated that the growth parameters (length, weight, and biomass) were highest at the feeding frequencies of 6 and 8 times/day, followed by 4 times/day, and lowest at the feeding of 2 times/day (P < 0.05). There was no signifi cant diff erence between the growth parameters of fi sh fed 6 times/day and 8 times/day (P > 0.05). Feeding frequency aff ected the coeffi cient of variation of body weight (P < 0.05) but did not signifi cantly aff ect the coeffi cient of variation of total length, condition factor, survival rate, or deformation rate of the fi sh. The treatments that fed 4 to 8 times/ day had signifi cantly lower feed conversion ratios (FCR) compared to the treatment that fed 2 times/day (P < 0.05). Correlation analysis revealed that the maximum length growth rate was achieved at the feeding of 6.5 times/day. From the above results, it can be seen that the feeding frequency of 6 times/day is suitable for rearing juvenile of golden trevally fi sh.

TTKHCNQG, CVv 400