Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,931,981

Các khoa học môi trường

Nguyễn Văn Vượng; Lường Thị Thu Hoài; Nguyễn Văn Vượng(1)

Địa hóa nguyên tố chính và nguyên tố vết của các trầm tích hệ tầng Đồng Ho, Quảng Ninh và ý nghĩa của chúng trong việc xác định điều kiện cổ môi trường

Major and trace elements geochemistry of Dong Ho sediments (Quang Ninh, Viet nam): Implication for paleoenvironmental condition

TC Khoa học trái đất và môi trường – ĐH Quốc gia Hà Nội

2018

02

110-120

2615-9279

Nguyên tố chính; Địa hóa; Trầm tích; Cổ môi trường

Major element; Geochemistry; Sediments; Paleoenvironment; Quang Ninh

Trầm tích hệ tầng Đồng Ho bao gồm các lớp cuội sạn kết, cát kết xen kẹp các lớp sét chứa asphalt, chứa than ở khu vực Quảng Ninh được coi là các đá mẹ có tiềm năng sinh dầu lộ ra trên đất liền, tương đương với các đá mẹ trong các bể trầm tích Đệ Tam trên thềm lục địa Đông Nam Á. Nghiên cứu sự biến động hàm lượng các nguyên tố chính và nguyên tố vết từ 13 mẫu đặc trưng cho các lớp trầm tích cho phép phân chia hệ tầng Đồng Ho thành 2 phần phần dưới đặc trưng bởi sự biến động không rõ ràng, trong khi phần trên xu thế biến động rõ ràng. Các chỉ báo cổ môi trường và chỉ số phản ánh mức độ phong hóa, biến đổi hóa học CIA, CIW, PIA và CPA của các lớp trầm tích hệ tầng Đồng Ho đều thuộc loại cao từ 85-99%. Tỷ số V/Ni thay đổi từ 0,14 đến 1,52, V/Cr thay đổi từ 0,02 đến 0,52 chỉ thị cho môi trường có mặt oxy hòa tan và vật liệu hữu cơ có nguồn gốc lục địa. Trầm tích hệ tầng Đồng Ho được hình thành từ sự tái lắng đọng trong môi trường hồ nước ngọt lục địa của các đá trầm tích có trước, trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, có mặt oxy hòa tan với lượng mưa trung bình ước tính 1533mm/năm±181mm trước khi chuyển sang môi trường ẩm ướt và có tính khử trong quá trình thành đá.

The Dong Ho sedimentary formation consists of gravel, sand and sandstone, mudstone interbeded with asphalt layer or oil shale cropping out at Quang Ninh is considered as outcrop of petroleum potential source rock and correlated to source rock of the Cenozoic basins on the continental shelf of Southeast Asia. Geochemical investigation of major and trace elements content variation from 13 typical samples selected from diferent layers leads to divide the Dong Ho formation into two parts the lower part characterized by unclear variation while the upper part exposing a more clear trend. The paleoenvironmental proxy and the CIA, CIW, PIA and CPA indices of the Dong Ho formation revealed high weathering intensity. V/Ni and C/Cr s vary from 0.14 to 1.52; and from 0.02 to 0.52 respectively indicate to oxic depositional environment. The provenance of the Dong Ho sedimentary layers come from the recycling of sedimentary source rocks and deposited within freshwater lacustrine environment dominated by humid climate with estimated mean annual rainfall of 1533 mm/yr±181 mm before changing to wet and reduction environment during diagenesis.

TTKHCNQG, CTv 175