Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,861,548

68

Bảo vệ thực vật

Phạm Duy Long, Lê Bảo Thanh, Trần Xuân Hưng, Hoàng Thị Hằng, Đinh Tiến Tài, Phương Văn Phúc, Bùi Đức Long, Nguyễn Minh Chí; PHẠM DUY LONG(1)

Vi khuẩn ký sinh (serratia marcescens) phân lập từ sâu ăn lá (episparis tortuosalis) gây hại cây lát hoa (chukrasia tabularis) ở Việt Nam

Entomopathogenic bacterium serratia marcescens isolated from episparis tortuosalis causing a damage to chukrasia tabularis in Vietnam

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2023

15

100-107

1859-3828

Lát hoa, Sâu ăn lá, Thuốc trừ sâu sinh học, Vi khuẩn ký sinh.

Chukrasia tabularis, Episparis tortuosalis, natural insecticides, Serratia marcescens.

Sâu ăn lá (Episparis tortuosalis Moore, 1867) là loài gây hại nguy hiểm trên cây Lát hoa ở Việt Nam. Biện pháp phòng trừ sinh học cho loài sâu này đang được quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ký sinh gây bệnh của các chủng vi khuẩn được phân lập từ sâu non của sâu ăn lá bị ký sinh tự nhiên. Nghiên cứu đã phân lập 16 chủng vi khuẩn ký sinh sâu non của sâu ăn lá ở ngoài tự nhiên. Trong số đó, 4 chủng (FPRC6, FPRC7, FPRC14 và FPRC16) có hiệu lực gây bệnh cao nhất cho sâu non của sâu sáp (Galleria mellonella) ở thời điểm 1 giờ, 24 giờ và 36 giờ bằng cách tiêm và 72 giờ, 96 giờ và 12 giờ bằng cách phun dung dịch có chứa vi khuẩn lên cơ thể sâu non. Tỉ lệ sâu non của sâu sáp bị chết do hai phương pháp này lần lượt là 93,3%, 76,7– 93,3%, 100% và 76,7–100%. Tại nhà lưới, tỉ lệ sâu non của sâu ăn lá (E. tortuosalis) bị chết sau 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày phun lần lượt là 44,3–61,1%, 52,0–68,0%, 54,3–69,1% và 41,4–60,7%. Các kết quả này tương đương với thuốc trừ sâu sinh học thương mại có chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Dựa trên trình tự 16S rRNA, hai chủng vi khuẩn ký sinh (FPRC7, FPRC14) được giám định là loài Serratia marcescens. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng để phát triển thuốc trừ sâu sinh học phòng trừ hiệu quả sâu ăn lá cây Lát hoa ở Việt Nam.

Episparis tortuosalis Moore, 1867 is a serious pest of the Chukrasia tabularis A. Juss which is widely planted in plantations in Vietnam. A biocontrol option to manage this pest is a priority for the forest sector. The objective of this study was to evaluate whether there are potential biocontrol candidates within the E. tortuosalis population. Sixteen bacterial strains were isolated from E. tortuosalis larvae that were parasitized in a C. tabularis plantattion in Nghe An province. Four isolates (FPRC06, FPRC07, FPRC14 and FPRC16) had strongest pathogenicity on Galleria mellonella larvae at 1, 24 and 36 hours after the injection and 72, 96 and 120 hours after the spraying experiments. The mortality rate of G. mellonella resulted from these two experimental approaches at the end of experiments was 93.3–100% and 76.7–100%, respectively. In a greenhouse experiment, the four isolates caused 44.3–61.1%, 52.0–68.0%, 54.3–69.1% and 41.4–60.7% mortality of E. tortuosalis larvae after 3, 5 and 7 days of spraying, respectively. These results were similar to applying a commercial Bacillus thuringiensis. The two isolates (FPRC07, FPRC14) were identified as Serratia marcescens based on phylogenetic analysis of 16S rRNA. Thus, this finding reveals the potential opportunities for the development of a natural insecticide of E. tortuosalis in Vietnam.

TTKHCNQG, CVv 421