Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,851,033

Hoá hữu cơ

Nguyễn Thị Phi Oanh; Võ Phát Tài; Nguyễn Ngọc Mẫn; Nguyễn Văn Quí; Châu Tú Uyên; Nguyễn Hoàng Khoa; Nguyễn Đắc Khoa; Nguyễn Thị Phi Oanh(1)

Tuyển chọn chất mang để tồn trữ vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 có khả năng phân hủy benzene, toluene và xylene

Selection of carrier material for storing Rhodococcus sp. XL6.2 capable of degrading benzene, toluene and xylene

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2022

4

62-70

1859-2333

Benzene; Chất mang; Rhodococcus sp. XL6.2; Sự phân hủy; Toluene; Xylene

Benzene; Carrier material; Degradation; Rhodococcus sp. XL6.2; Toluene; Xylene

Benzene, toluene và xylene (BTX) là thành phần chính của xăng và là dung môi được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Do có khả năng hòa tan trong nước nên BTX cũng được xem là một trong những hợp chất gây ô nhiễm nước phổ biến. Dòng vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 được phân lập từ hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm có khả năng phân hủy hiệu quả BTX. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm chất mang phù hợp để tồn trữ vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 làm cơ sở cho việc sản xuất chế phẩm sinh học xử lý BTX trong nước thải. Sáu loại vật liệu làm chất mang gồm bã mía, mạt cưa, cám, rơm, bột talc và bã cà phê được sử dụng riêng lẻ hoặc phối trộn để tạo 11 chất mang. Kết quả đếm sống và phân tích sắc ký khí GC-FID cho thấy bột talc duy trì mật số (>106 CFU/g) và khả năng phân hủy BTX của vi khuẩn Rhodococcus sp. XL6.2 (>92%) trong 6 tháng tồn trữ. Vitamin B12 được bổ sung giúp vi khuẩn đạt mật số cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.

Benzene, toluene and xylene (BTX) are the main components of gasoline and have been extensively used as solvents for industrial activities. Due to their water solubility, BTX are commonly detected pollutants in water. Rhodococcus sp. XL6.2 capable of effectively degrading BTX was isolated from a laboratory wastewater treatment system. The aim of this study was to select suitable carrier material for the storage of Rhodococcus sp. XL6.2 that can be applied for producing bioformulation to remove BTX in wastewater. Six carrier materials including bagasse, sawdust, rice bran, rice straw, talc powder and coffee grounds were used singly or jointly to form 11 carriers for storing strain XL6.2. Data obtained from plate count and GC-FID analysis indicated that talc powder was able to maintain the viability (>106 CFU/g) and BTX degradability (>92%) of Rhodococcus sp. XL6.2 during 6 months of storage. In comparison to the control treatment, the supplementation of vitamin B12 to bacterial suspension played a role in maintaining higher cell viability in the tested bioformulation.

TTKHCNQG, CVv 403