Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,929,271

Khoa học y, dược

BB

Nguyen Xuan Hong Quan, Nguyen Dinh Do, Nguyen Xuan Cuu Long, Phan Ngoc Phuong Uyen, Pham Thu Huong, Do Nguyen Hoang Nga, Le Thi Kim Phung; Lê Thị Kim Phụng(1)

TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỘ BỀN NHIỆT CỦA GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM

SYNTHESIS AND THERMAL STABILITY INVESTIGATION OF GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE FROM SHRIMP SHELLS

Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học

2024

3A

106-114

Glucosamine, một amino monosaccharide thiết yếu có liên quan đến khả năng phục hồi sụn và bôi trơn khớp, có thể được chiết xuất từ chitin có trong bộ xương ngoài của loài giáp xác và chân đốt. Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng vỏ tôm sú Penaeus Việt Nam để tổng hợp glucosamine hydrochloride (GlcNCl) thông qua xử lí hydrochloric acid đậm đặc ở tỉ lệ rắn-lỏng 1:9 (w/v) trong 3,0 giờ ở 85 °C. Phân tích cho thấy sự biến mất của các tín hiệu đặc trưng tương ứng với các nhóm amide I, amide II và amide IIItrong chitin, được thay thế bằng các đỉnh mới biểu thị các dải uốn và cắt kéo NH2 trong cấu trúc GlcN-Cl thu được. Sự thay đổi cấu trúc của chitin là rõ ràng, chuyển từ cấu trúc lớp có tổ chức đồng nhất với bề mặt rắn, không có kênh mao quản sang dạng hình trụ được đặc trưng bởi kích thước hạt lớn hơn, không đồng đều và bề mặt nhẵn, tròn, cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự chuyển hoá thành công từ chitin thành GlcN-Cl. Hàm lượng khoáng chất, protein và chitin được xác định lần lượt là 47,91±0,28%, 23,13±0,17% và 27,98±0,32%. Tỷ lệ thu hồi GlcN-Cl là 75,67±1,72%, độ tinh khiết là 99,03±0,55%. Mặt khác, ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân chitin, nghiên cứu này còn khảo sát độ bền của GlcN-Cl trong môi trường acid do quá trình thủy phân chitin trong dung dịch HCl đặc. Phát hiện này tăng tiềm năng tái sửdụng dư lượng P. monodon với khả năng chuyển hoá của chúng thành GlcN-Cl có giá trị, hứa hẹn cho các ứng dụng thực phẩm và y tế.