



Cây lương thực và cây thực phẩm
Phạm Văn Cường; Đinh Mai Thùy Linh; Hà Thị Quỳnh; Trần Anh Tuấn; Trần Anh Tuấn(1);
Đặc điểm sinh lý của một số giống lạc (Arachis hypogaea L.) chịu hạn ở giai đoạn cây con
Physiological c-haracters of some peanut varieties (Arachis hypogaea L.) with drought tolerance at seedling stage
Khoa học nông nghiệp Việt Nam
2018
02
105-112
2588-1299
lạc; Chịu hạn; Chỉ số chịu hạn; Quang hợp
Arachis hypogaea; Drought tolerance; Drought tolerant indixes; Groundnut; Photosynthesis
Bảy dòng/giống lạc (DM1, DM2, DM3, DM4, HL11, HL22 và LDDL) do Viện Di truyền Nông nghiệp lai tạo và nhập nội được đánh giá về khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh lý khi bị hạn ở giai đoạn cây con. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn trong nhà lưới với các cây trồng trong chậu. Hạn nhân tạo được xử lý bằng cách dừng tưới nước khi cây được 15 ngày tuổi và dừng gây hạn khi áp suất thẩm thấu của đất đạt -80 KPa. Trong khi đó độ ẩm của đất được duy trì ở 70% độ ẩm bão hòa cho công thức đối chứng và ở giai đoạn không gây hạn. Kết quả cho thấy, hạn đã ức chế sinh trưởng và quang hợp, thoát nước và làm giảm mạnh khối lượng khô của lạc ở giai đoạn cây con. Sự suy giảm các chỉ số này cũng khác nhau ở các giống khác nhau. Các chỉ số có quan hệ chặt với khối lượng khô của lạc khi bị hạn ở giai đoạn cây con bao gồm chỉ số độ nhạy cảm hạn (DSI); hiệu suất chịu hạn (DTE) và hệ số chịu hạn (DTI) với hệ số tương quan ở giai đoạn bị hạn và giai đoạn hồi phục tương ứng là r = -0,55* và r = -0,602**; r = 0,55* và r = 0,83**; r = 0,53* và r = 0,98** (dấu * và ** tương ứng với p = 0,05 và p = 0,01); Trong khi đó, chỉ số bền vững của chlorophyll (CSI) có hệ số tương quan thấp với khối lượng khô và không phản ánh khả năng chịu hạn của 7 giống lạc nghiên cứu. Trong các dòng giống nghiên cứu, giống HL22 và dòng DM4 có khả năng chịu hạn tốt nhất.
Seven genotypes of groundnut (DM1, DM2, DM3, DM4, HL11, HL22 and LDDL) provided by the Agricultural Genetics Institute were evaluated for growth and physiological c-haracteristics under drought conditions at seedling stage. A pot-experiment in nethouse was arranged according to a completely randomized design. Drought stress was imposed on three true leaf seedlings (15 days after sowing) by withholdingt irrigation untill the soil osmotic pressure reached -80 KPa. Meanwhile, regular irrigation schedules were perfomed for maintaining the soil moisture at 70% saturation in the control and in non-drought periods. Drought stress inhibited growth and photosynthesis, transpiration and significantly reduced dry matter of groundnut at seedling stage and the inhibition varied with genotype. Three indexes showing close correlations with dry weight included drought susceptibility index (DSI); drought tolerance efficiency (DTE) and drought tolerant index (DTI) with correlation coefficients of r = -0.55 and -0.602, r = 0.55 and 0.83, and r = 0.53 and 0.98 at drought and recovery periods, respectively. The chlorophyll stability index (CSI) showed no correlation with dry weight and did not reflect drought tolerance. The results also showed that the genotypes HL22 and DM4 possessed higher drought tolerance comparing to the others.
TTKHCNQG, CTv 169