Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,175,890

55

Chế tạo máy động lực

BB

Phạm Hữu Tuyến; Nguyễn Đức Khánh; Lê Minh Phụng; Nguyễn Đức Khánh(1)

Nghiên cứu xác định góc đánh lửa và lượng nhiên liệu phun hợp lý cho động cơ xe máy khi sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ ethanol lớn

Determining the optimal spark ignition timing and amount of fuel injection of a motorcycle engine fueled by high ethanol ratio- gasoline ethanol blends

Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Công nghệ Đồng Nai

2024

2

53-63

2815-6420

Động cơ xe máy; Ethanol; Góc đánh lửa; Lượng phun; Xăng sinh học

Bio-ethanol; Gasoline-ethanol blends; Fuel injection; Ignition timing; Motorcycles

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định lượng phun và góc đánh lửa phù hợp cho động cơ xe máy sử dụng xăng sinh học (hỗn hợp xăng và ethanol sinh học) có tỷ lệ ethanol cao. Thử nghiệm được thực hiện với động cơ xe máy phun xăng điện tử trên băng thử động cơ chuyên dụng. Khi sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ ethanol 30% và 50% về thể tích (E30 và E50), trường hợp không điều chỉnh động cơ, mô men cực đại giảm 8,20% và 23,44%. Trường hợp tăng thời gian phun nhiên liệu nhằm đảm bảo tỷ lệ nhiên liệu không khí ở mức lý tưởng (xấp xỉ 1), mô men có ích của động cơ tăng lên tuy nhiên thấp hơn so với động cơ xăng nguyên bản khoảng 4,34% đến 5,84% với E30 và 5,11% đến 6,47% với E50. Khi điều chỉnh góc đánh lửa sớm phù hợp với từng loại nhiên liệu, tính năng kỹ thuật của động cơ được cải thiện. Mô men có ích của động cơ khi sử dụng xăng sinh học cao hơn một chút so với khi sử dụng xăng khoáng với mức tăng 1,16% đến 2,21% với E30 và 0,97% đến 1,92% với E50. Tính năng kinh tế của động cơ cải thiện khi suất tiêu hao năng lượng giảm trung bình từ 2,69% đến 8,87% với E30 và 1,93% đến 9,14% với E50. Phát thải HC, CO và NOx đều có xu hướng giảm trung bình 17,83%, 3,43% và 8,46% với E30 và 34,09%, 11,70% và 28,65% với E50 ở tốc độ 4000 v/ph, khi tải thay đổi

This paper presents the results of an experimental study that determined the optimal amount of injection and ignition timing of a motorcycle engine fueled by gasoline – ethanol blends at high ethanol proportion. Tests were carried out with the electronic fuel injection motorcycle engine on a specialized engine test bench. With 30% and 50% of ethanol (in volume) in blends (called E30 and E50) and without any adjustment, the maximum brake torque decreased by 8,20% and 23,44% as compared to case of gasoline fueled. When extending the fuel injection time to ensure air/fuel ratio around threshold 1, the brake torque of the engine increased but remained lower than the original gasoline engine by about 4,34% to 5,84% with the E30 and 5,11% to 6,47% with E50 fueling. When ignition timing is adjusted to reach maximum brake torque values, the engine performance of the ethanol-gasoline fueled engine is significantly improved. The useful torque of the E30 and E50 engines can be equal or even higher than the conventional gasoline engines, the improvement of 1,16% to 2,21% with E30 and 0,97% to 1,92% with E50 fueling were observed. Engine efficiency improved as energy consumption dropped on average from 2,69% to 8,87% with the E30 and 1,93% to 9,14% for the E50. HC, CO and NOx emissions tend to decrease by 17,83%, 3,43% and 8,46% on average with E30 and 34,09%, 11,70% and 28,65% with E50 at a speed of 4000 rpm, when the load changes.

TTKHCNQG, CTv 187