Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,886,811
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Kỹ thuật môi trường khác

Nguyễn Văn Thắng, Phạm Thị Thanh Ngà, Trương Bá Kiên, Hà Trường Minh, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Vũ Văn Thăng(1)

Sự thay đổi của các hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam trong tương lai theo ngưỡng nóng lên toàn cầu 1,5°C và 2,0°C

The changes in extreme climate events in Viet Nam under global warming of 1.5°C and 2°C

Khí tượng Thủy văn

2022

EME4

389-398

2525-2208

Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi của các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa cũng như các yếu tố khí hậu cực đoan khi nhiệt độ toàn cầu nóng lên 1,5°C và 2°C cho Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa các sản phẩm và số liệu của Kịch bản biến đổi khí hậu 2020 cho thấy ngưỡng nóng lên toàn cầu 1,5°C và 2,0°C ứng với kịch bản tổ hợp RCP4.5+RCP8.5 so với thời kì tiền 1986-2005 lần lượt là 2020-2039, 2036-2055. Với ngưỡng nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1,5°C, nhiệt độ và các yếu tố cực trị của nhiệt độ đều có xu thế tăng trên toàn quốc, nhiệt độ trung bình năm tăng cao nhất ở khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Số ngày nắng nóng có xu thế tăng từ 5-40 ngày và tăng nhiều nhất ở Nam Trung Bộ, cùng với đó là số ngày rét đậm có xu thế giảm so với thời kỳ cơ sở. Lượng mưa cực trị có xu thế tăng, tương ứng là chỉ số hạn hán SPI quy mô 3 tháng có xu thế giảm. Trong khi với ngưỡng ngưỡng nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 2,0°C, các yếu tố nhiệt độ có xu hương tăng mạnh hơn, số ngày nắng nóng cũng tăng lên đến 60 ngày, số ngày rét đậm giảm từ 20-30 ngày. Các yếu tố cực trị về lượng cũng tăng mạnh hơn, và chỉ số hạn hán giảm hầu hết trên cả nước, một số khu vực như Tây Nguyên và Nam Bộ lại có xu thế tăng. 

This study investigates the change of temperature, precipitationtors and climate extremes in Vietnam with the different global warming levels of 1.5°C and 2°C. With the global warming level of 1.5°C, the average temperature and extreme temperatures tend to increase nationwide, with the highest average annual temperature increase in the Northwest  and Northeast regions. The number of hot days tends to increase from 5-40 days with the most in the South-Central region, meanwhile the number of cold days tends to decrease compared to the baseline period. The extreme rainfall tends to increase, respectively, the drought index (3-month SPI) tends to decrease. For the global warming level of 2.0°C, temperatures tend to increase more strongly, the number of hot days also increases to 60 days, the number of cold days decreases from 20-30 day. The extreme cliamates are projected increasing more severely. The drought is projected likelydecreasing all most region of the country, moreover in the Central Highlands and the South tend to increase.

TTKHCNQG, CVt 39