Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,199,413
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Bảo vệ thực vật

Nguyễn Thị Thanh Mai(1), Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Thu, Trần Thị Đào, Nguyễn Xuân Cảnh

Đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. VNUA30 có khả năng đối kháng với một số nấm gây bệnh trên cây trồng

Biological Characterization of Streptomyces sp. VNUA30 Strain with Antagonistic Activity Against Pathogenic Fungi Causing Disease on some Plants

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

2022

07

954-964

2588-1299

Bệnh do nấm gây ra chiếm 80% bệnh hại cây trồng làm giảm năng suất cây trồng trên toàn cầu. Các biện pháp sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Biện pháp sinh học sử dụng xạ khuẩn đối kháng nấm gây bệnh được cho là hiệu quả, an toàn sinh học. Nghiên cứu này đã phát hiện được chủng xạ khuẩn VNUA30 có khả năng đối kháng phổ rộng với năm loại nấm phổ biến gây bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau bao gồm: Colletotrichum gloeosporioides, Fusarium oxysporum f. sp. cubense (Foc TR4), Corynespora casiicola, Sclerotium rolfsii, Diaporthe sp. với tỉ lệ phần trăm đối kháng lần lượt là 62,50%; 52,58%; 72,22%; 57,77% và 95,37%. Kết quả nghiên cứu các đặc điểm sinh học cho thấy, chủng VNUA30 có khả năng sinh sắc tố melanin, siderophore, H2S, IAA, đồng hoá citrate, khử nitrate, hóa lỏng gelatin, phân giải ure và sinh các enzyme ngoại bào: chitinase, cellulase, xylanase, protease, pectinase. Dựa vào nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa và phương pháp sinh học phân tử đã định danh chủng xạ khuẩn VNUA30 và đặt tên chủng này là Streptomysec deccanensis VNUA30. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng xạ khuẩn VNUA30 là chủng tiềm năng giúp phòng trừ các nấm bệnh trên cây trồng đạt hiệu quả cao hơn bệnh bằng biện pháp sinh học.

Diseases caused by pathogenic fungi account for 80% of plant diseases resulting in a global crop yield reduction. The use of chemical fungicides for the control of fungal diseases causes environmental pollution and affects human health. Biocontrol using actinomycetes having antifungal activity was reported to be effective and biosafe. This study found that actinomycete strain VNUA30 exhibited a broad-spectrum antifungal activity against five plant pathogenic fungi, i.e. Colletotrichum gloeosporioides, Fusarium oxysporum f.sp. cubense (Foc TR4), Corynespora casiicola, Sclerotium rolfsii, and Diaporthe sp. with inhibition rate of 62.50%; 52.58%; 72.22%; 57.77%; and 95.37%, respectively. Biological studies showed that strain VNUA30 was able to produce melanoid pigment, siderophore, H2S and IAA, assimilate citrate, reduce nitrate, liquefy gelatin, degrade urea and produce extracellular enzymes chitinase, cellulase, xylanase, protease, and pectinase. Combining the morphological and biochemical characteristics with the 16S rRNA sequence analysis, this strain was identified as Streptomyces deccanensis VNUA30. The results confirmed that actinomycete strain VNUA30 is a potential strain as bio-control agent for fungal diseases on plants with high efficiency.

TTKHCNQG, CTv 169