Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,526,789
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Cây công nghiệp và cây thuốc

Phùng Thị Hằng(1), Nguyễn Ngọc Phương Thảo, Nguyễn Nguyền Trân, Phan Thành Đạt, Nguyễn Phúc Đảm, Đỗ Tấn Khang, Nguyễn Đức Độ, Nguyễn Trọng Hồng Phúc

Khảo sát đặc điểm hình thái, giải phẫu và hoạt tính kháng khuẩn của cúc tần (Pluchea indica (L.) Less.) và nam sài hồ (Pluchea pteropoda Helms.)

The investigation of morphological, anatomical and antibacterial activities of Pluchea indica (L.) Less. and Pluchea pteropoda Hemsl.

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2022

2

132-139

1859-2333

Cúc tần (Pluchea indica) và nam sài hồ (Pluchea pteropoda) là hai loài cùng chi. Các nghiên cứu về P. indica cho thấy đây là nguồn dược liệu quý. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, P. pteropoda mọc phổ biến khu vực ngập mặn, thường bị nhầm lẫn với P. indica. Nghiên cứu này thực hiện để phân biệt và so sánh tiềm năng dược liệu của P. indica (thu tại khu vực nước ngọt) và P. pteropoda (thu tại khu vực nước mặn) thông qua khảo sát các đặc điểm hình thái, cấu trúc giải phẫu và hoạt tính kháng khuẩn. Trình tự DNA ở vùng ITS của hai loài được xác định để phân loại di truyền. Các đặc điểm hình thái lá được mô tả và so sánh. Mẫu thân và lá được cắt mỏng và nhuộm kép để quan sát cấu trúc giải phẫu. Khả năng kháng khuẩn được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch với hai loại cao chiết (nước và ethanol) trên 6 dòng vi khuẩn phổ biến. Kết quả cho thấy vùng trình tự ITS của hai loài chỉ khác nhau ở vị trí 76 trong tổng số 468 nucleotide được so sánh. Có thể phân biệt hai loài thông qua hình thái và kích thước của lá. Cấu trúc giải phẫu của P. pteropoda cho thấy sự thích nghi với môi trường ngập mặn. Cao chiết nước của P. indica có khả năng kháng khuẩn tốt nhất. Cao chiết nước hoặc cao chiết ethanol của P. pteropoda cũng kháng tốt một số dòng vi khuẩn nghiên cứu.

Pluchea indica and Pluchea pteropoda are two species of the same genus. Severalstudies about P. indica species showed that it is a valuable source of medicinal herbs. In the Mekong Delta, P. pteropoda has commonly distributed in mangrove areas, and it is often confused with P. indica. This study was conducted to distinguish and compare the medicinal potential of P. indica (collected in fresh water areas) and P. pteropoda (collected in salinity areas) through observation of morphological characteristics and anatomical structures as well as evaluation of antibacterial activity. DNA sequence at the ITS region were identified for genetic taxonomy. The morphological characteristics of leaves were described and compared. Samples of stems and leaves were thinly sliced and double stained to observe the anatomical structure. Investigation of antibacterial ability was conducted by agar disk diffusion method with two extracts (water and ethanol) extract in six common bacterial strains. The results show that the ITS sequence regions of the two species differed only at position 76 out of 468 nucleotides compared. It is possible to distinguish the two species by leaf morphology and size. The anatomical structure of P. pteropoda shows adaptation to saline environment. The aqueous extract of P. indica has the best antibacterial ability. The aqueous extract or ethanol extract of P. pteropoda were also resistant to some strains of bacteria studied

TTKHCNQG, CVv 403