



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
06
Kinh tế và kinh doanh
BB
Phan Thị Sông Thương(1), Hồ Thị Kim Thùy, Nguyễn Tấn Văn
Phát triển ngành công nghiệp chế biến ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: cơ hội và thách thức
Developing the processing industry in the Central Key Economic Region: Opportunities and challenges
Tạp chí Công thương
2024
20
176-180
0866-7756
Ngành công nghiệp chế biến được xác định là một trong những yếu tố tạo động lực tăng trưởng kinh tế, đóng vai trò chủ chốt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. sử dụng dữ liệu thứ cấp và phương pháp nghiên cứu tại bàn, bài viết này xem xét ngành Công nghiệp chế biến của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với trọng tâm là cơ hội và thách thức mà ngành phải đối mặt. Qua phân tích cho thấy, cơ hội phát triển của ngành Công nghiệp chế biến của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung rất lớn, xuất phát từ bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, những bối cảnh này cũng mang đến cho ngành Công nghiệp chế biến của Vùng những thách thức lớn đang phải đối mặt, như: sức ép của cạnh tranh và đổi mới công nghệ, xu hướng tiêu dùng, sự bảo hộ thương mại và chủ nghĩa dân tộc. Do đó, cần có những định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp chế biến của Vùng trong bối cảnh mới.
The processing industry plays a vital role in driving economic growth in the Central Key Economic Region. This study, based on secondary data and desk research, examines the region's processing industry, focusing on its development opportunities and challenges. The region benefits from international economic integration, the Fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), and shifting global value chains. However, it also faces challenges such as market competition, technological innovation, consumer trends, and trade protectionism. This study provided insights into the region's current status and outlines potential solutions to foster sustainable development of the processing industry.
TTKHCNQG, CVv 146