Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,856,218

Gỗ, giấy, bột giấy

Nguyễn Thị Thuận, Vũ Mạnh Tường, Trần Văn Chứ; Trần Văn Chứ(1)

Ảnh hưởng của tỉ lệ thành phần nguyên liệu đến một số tính chất keo UF biến tính bằng PVA

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2020

3

114-122

1859-3828

Hàm lượng khô; Keo UF biến tính; PVA; Thời gian đóng rắn

Biến tính là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng của keo. Trong đó, cho thêm PVA - polyvinyl alcohol) trong quá trình tổng hợp keo UF (urea formaldehyde) là một trong những giải pháp không những có thể cải thiện một số chỉ tiêu chất lượng của keo mà còn có thể làm giảm hàm lượng formaldehyde dư trong keo. Nghiên cứu này đã tiến hành tổng hợp keo UF biến tính bằng PVA với các thông số công nghệ khác nhau gồm lượng dùng PVA và tỉ lệ mol formaldehyde và urea trong giai đoạn phản ứng cộng (FU1). Đồng thời tiến hành xác định hàm lượng khô, thời gian đóng rắn và hàm lượng formaldehyde dư trong keo ở các chế độ thí nghiệm khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tính chất của keo UF biến tính có xu hướng thay đổi tốt hơn khi lượng PVA tăng lên. Keo UF tạo ra có lượng formaldehyde dư trong keo nhỏ hơn 0,8%, đáp ứng yêu cầu keo dán theo Quy chuẩn Việt Nam hiện hành. Lượng PVA không nên vượt quá 2,5% so với lượng urea trong hỗn hợp ban đầu. Tỉ lệ mol F U1 trong giai đoạn phản ứng cộng có ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất của của keo UF. Khi tỉ lệ mol F U1 tăng lên, các tính chất của keo cũng có hướng biến đổi tốt lên. Tuy nhiên, không nên sử dụng tỷ lệ F U1 lớn hơn 2,0 ở giai đoạn đầu, vì sẽ làm cho hàm lượng khô của keo giảm xuống.

TTKHCNQG, CVv 421