Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,046,798
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Cây lương thực và cây thực phẩm

Nguyễn Trung Đức(1), Phạm Quang Tuân, Nguyễn Thị Nguyệt Anh, Nguyễn Quốc Trung, Vũ Văn Liết

Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen ngô thực phẩm dựa trên đặc điểm nông học và chỉ thị phân tử SSR

Genetic diversity of specialty corn germplasms reveal by agronomic traits and SSR markers

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2023

03

18 - 29

1859-4581

Nghiên cứu này tiến hành nhằm tìm hiểu thông tin đa dạng di truyền của 15 nguồn gen ngô thực phẩm (5 mẫu ngô ngọt, 10 mẫu ngô nếp) dựa trên các đặc điểm nông học và chỉ thị phân tử SSR. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại trong vụ xuân 2021 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phân tích thành phần chính cho thấy tổng hai thành phần chính đầu tiên đóng góp 60,0% tổng biến đổi kiểu hình biểu thị mức độ quan sát sự thay đổi về kiểu hình cao giữa các nguồn gen ngô nghiên cứu. Phân tích cụm dựa trên thành phần chính cho thấy các vật liệu ngô được phân thành năm nhóm nhỏ, khác biệt chính ở thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, năng suất cá thể và đặc biệt là tổng lượng chất rắn hoàn tan. Chỉ số đa hình di truyền (PIC) dao động từ 0,04 - 0,30 với 6/17 chỉ thị SSR có hệ số thông tin đa hình cao gồm phi308707, phi328175, phi108411, phi299852, phi223376 và phi032. Dựa trên khoảng cách Euclidean, nguồn gen ngô được phân thành 4 nhóm nhỏ ở hệ số tương đồng 40,5. Dựa trên chỉ thị SSR ở hệ số tương đồng 0,23 đã chia nguồn gen ngô thành 10 nhóm nhỏ. Kết hợp cả 3 phương pháp phân tích đa dạng di truyền cho thấy có sự tương đồng cao về sự đa dạng dựa trên kiểu hình và kiểu gen. Thông tin đa dạng di truyền và vật liệu ngô từ nghiên cứu này là cơ sở quan trọng phục vụ chiến lược cải tiến và phát triển các giống ngô thực phẩm chất lượng cao tại Việt Nam.

This study aimed to investigate the genetic diversity of 15 specialty corn germplasm (5 sweet corn and 10 waxy corn materials) based on agronomic traits and SSR markers. Field experiment arranged in RCBD with 3 replicates in Spring 2021 at Vietnam National University of Agriculture. Principal component analysis showed that the sum of the first two main components contributed 60.0% of the total phenotypic variation indicating a high phenotypic variation among the studied specialty corn germplasm. Hierarchical clustering on principal components method classified corn materials into five subgroups with major differences in growth time, plant height, individual grain yield, and especially total soluble solids. Polymorphic information content (PIC) ranged from 0.04 to 0.30 with 6/17 SSR markers had high polymorphic information coefficient viz., phi308707, phi328175, phi108411, phi299852, phi223376 and phi032. Based on the Euclidean distance at the similarity coefficient 40.5, the corn germplasm was classified into 4 subgroups. Based on SSR markers with similarity coefficient 0.23, the corn germplasm was divided into 10 subgroups. Combining three diversity analysis methods showed high similarity between phenotypic and genotypic diversity. The genetic diversity information and germplasm of this study is fundamental for improvement and development of high-quality specialty corn varieties in Vietnam.

TTKHCNQG, CVv 201