Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,210,973

Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

Trần Hiệp; Nguyễn Thị Tuyết Lê; Trần Hiệp(1)

Sử dụng thức ăn xanh lên men lỏng trong chăn nuôi lợn thịt

Utilization Of Fermented Liquid Forages for Growing Pigs

Khoa học nông nghiệp Việt Nam

2018

05

439-447

2588-1299

Thức ăn xanh; Lợn thịt; Lên men lỏng; Chăn nuôi

Green forage; Fermentation; Growing pig

Một thí nghiệm nuôi dưỡng được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng thức ăn xanh lên men trong chăn nuôi lợn thịt. Tổng số 30 lợn thịt (F1(YxMC) có khối lượng trung bình là 25,30 - 26,20 kg được chia làm 3 lô đồng đều về giống, giới tính, khối lượng và độ tuổi lô đối chứng (ĐC) và lô thí nghiệm 1, 2 (TN1, TN2). Thức ăn của lợn ở lô ĐC sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh (KPCS); khẩu phần thức ăn của lợn ở lô TN1 và TN2 là thức ăn lên men gồm 60% khẩu phần cơ sở + 40% thức ăn lên men với tỷ lệ thức ăn xanh khác nhau (tính theo chất khô) (TN1 25% thức ăn xanh giàu xơ + 75% thức ăn xanh giàu protein; TN2 50% thức ăn xanh giàu xơ + 50% thức ăn xanh giàu protein). Kết quả cho thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn ở các lô ĐC, TN1, TN2 tương đương nhau, lần lượt là 3,59; 3,66 và 3,65 kg thức ăn (88% chất khô)/kg tăng khối lượng. Thức ăn lên men làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (KL) 18.472 và 18.179 đ/kg tăng khối lượng ở lô TN1 và lô TN2 so với 25.993 đ/kg tăng khối lượng ở lô ĐC, giảm chi phí thức ăn từ 29 - 30%. Thức ăn lên men không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn, các chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất và chất lượng thịt ở các lô thí nghiệm không có sự sai khác, đạt chất lượng thịt bình thường. Như vậy, thức ăn xanh lên men đã làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn.

An experiment was conducted to evaluate the efficiency of fermented green forage in pig production. A total of 30 F1 (Y x MC) fattening pigs with average body weight f-rom 25.30 - 26.20kg was randomly divided into three groups which were uniform in breed, gender, body weight and age. The control group (DC) was fed complete feed; Two expermental groups TN1 and TN2 were fed 60% complete feed + 40% of fermented green forage in which TN1 group was fed 25% high fiber-roughage + 75% high protein roughage and TN2 was fed 50% of high fiber roughage + 50 % high protein roughage. The results showed that the feed conversion ratio was not significantly different among treatments (3.59 in DC group compared with 3.66 and 3.65kg of feed (88% DM) per kilogram of weight gain in TN1, TN2, respectively), but, the feed cost was reduced by 29 - 30%. The feeding of fermented green forage diets did not affect pork meat quality in all treatments. Fermented green forage increases the efficiency of pig production.

TTKHCNQG, CTv 169