Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,922,954

Nuôi trồng thuỷ sản

Nguyễn Thị Là; Nguyễn Hữu Nghĩa; Phạm Thái Giang; Phạm Thái Giang(1)Phạm Thái Giang(2)

Nghiên cứu tác động môi trường của hoạt động nuôi cá lồng tại một số tỉnh phía Bắc

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2021

08

175 - 184

1859-4581

Nuôi cá lồng; Môi trường; Kinh tế; Sản lượng

Hoạt động nuôi cá lồng trên sông/hồ ở Hòa Bình, Yên Bái và Hải Dương cho sản lượng tương ứng 3.068 tấn, 8.500 tấn và 16.500 tấn vào năm 2019, chiếm 40,9%; 80,1% và 19,9% sản lượng nuôi thủy sản ở Hòa Binh, Yên Bái và Hải Dương, đã góp phần mang lại hiệu quả phát triển kinh tế cho địa phương. Tuy nhiên, hoạt động nuôi cá lồng còn là nguyên nhân gây ra tinh trạng ô nhiễm môi trường nước xung quanh khu vực nuôi thủy sản và ảnh hưởng tới những vùng khác, đặc biệt là vùng hạ lưu do sự dư thừa thức ăn, chất thải của cá nuôi và người nuôi sống trên bè, thuốc và hóa chất phòng trị bệnh được sử dụng trong quá trinh nuôi. Quan trác môi trường nước vùng nuôi cá lồng tại Hải Dương, Yén Bái và Hòa Bình được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2019. Kết quả quan trắc đã phát hiện các thông số COD vượt ngưỡng vào tháng 4, 6 và 7; N- NO2 vượt ngưỡng vào tháng 6, 8 và 9; N-NH3 vượt ngưỡng vào tháng 6 tại Hải Dương. Thông số N-NO2 vượt ngưỡng vào tháng 6 và COD vượt ngưỡng vào tháng 7 tại Yên Bái. Phân tích tương quan các thòng số môi trường cho thấy hàm lượng oxy hòa tan có tương quan nghịch (P<0,01) với các thòng số N-NH3, N-NO2, H2S, COD, N-NH4, P-PO4, tảo độc. Hàm lượng H2S và COD có tương quan thuận với mật độ tào độc (P<0,01). Các thông số N-NH3, N-NO2, H2S, COD , N-NH4, P-PO4 có tương quan thuận với nhau (P<0,01).

TTKHCNQG, CVv 201