Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,862,434

Khoa học giáo dục học nói chung, bao gồm cả đào tạo, sư phạm học, lý luận giáo dục,..

Phạm Thị Mai Vui; Nghiêm Hồng Vân; Nguyễn Hoàng Dương; Phạm Ngọc Thạch; Phạm Ngọc Thạch(1)

Học trực tuyến: Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người học

Online learning: Factors affecting student satisfaction

Khoa học xã hội và Nhân văn

2021

1

45-64

2354-1172

Covid-19; Hài lòng; Tương tác; Năng lực tự học; Năng lực sử dụng internet; Hồi quy

Covid-19; Satisfaction; Interaction; Self-regulation; Internet Self-efficacy

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong bối cảnh đó, hầu hết các trường phổ thông, đại học ở các nước đã tổ chức cho học sinh, sinh viên học trực tuyến theo chủ trương “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp kết hợp định lượng và định tính, các phép phân tích tần suất, kiểm định tương quan, hồi quy đa biến nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người học trực tuyến trong giai đoạn xảy ra Covid-19, chia các nhóm yếu tố là tương tác trực tuyến, năng lực sử dụng internet và năng lực tự học. Đối tượng tham gia khảo sát là 2.338 sinh viên của một trường đại học ở Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy, các loại hình tương tác giữa người học với bạn học, với giảng viên và nội dung có ý nghĩa dự báo tới sự hài lòng của người học trực tuyến. Năng lực sử dụng internet và năng lực tự học có mối tương quan nhưng không có ý nghĩa dự báo sự hài lòng của người học trực tuyến. Sinh viên tham gia khảo sát cho rằng mặc dù việc học trực tuyến trong giai đoạn xảy ra đại dịch Covid-19 đã phần nào đáp ứng nhu cầu duy trì việc học tập nhưng trong tương lai, nên kết hợp cả học trực tuyến với trực tiếp nhằm mang lại kết quả học tập tối ưu.

The Covid-19 pandemic affected almost all facets of our lives, especially education and training. In that emergency, most schools and universities organized for their students to learn online under to motto “School is out but learning is on”. In this study, we utilized mixed-methods approach, frequency, correlation, and regression analysis techniques to examine factors that influenced student satisfaction in online learning at a Vietnamese university during the pandemic. The study results revealed that learner-content, learner-learner, and learner instructor interactions were significant predictors of student satisfaction. Internet self-efficacy and self-regulation were correlated to but did not predict student online learning satisfaction. The study participants viewed that online learning amid the pandemic was instrumental in maintaining their studies but blended learning should be delivered in the future for optimal effectiveness of learning outcomes.

TTKHCNQG, CVv 468