Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,382,488

Kỹ thuật hoá hữu cơ

Đỗ Xuân Huy; Từ Thị Cẩm Loan; Hoàng Thị Thanh Thủy; Trần Thị Hoàng Yến; Phạm Thanh Lưu; Trần Thị Hoàng Yến(1)

Tích lũy các Hyđrôcacbon thơm đa vòng (PAHs) trong nghêu biển Meretrix sp. ở điều kiện phòng thí nghiệm

Bioaccumulation of Polycyclic Aromatic Hydrocarbons (PAHs) in Edible Marine Clam Meretrix sp.: A Laboratory Study

Khoa học (Đại học Sài Gòn)

2022

80

101-111

1859-3208

Sinh vật nước; Tích luỹ PAHs; Đào thải; Nhuyễn thể hai mảnh vỏ biển

Aquatic organisms; Accumulation of PAHs; Depuration; Marine bivalves

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát sự tích luỹ sinh học của các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) trong nghêu biển Meretrix sp. ở điều kiện phòng thí nghiệm. Nghêu được thu từ khu vực ven biển Cần Giờ và mang về phòng thí nghiệm ngay trong ngày. Trước khi thử nghiệm phơi nhiễm, nghêu được duy trì trong điều kiện phòng thí nghiệm để thích nghi trong 20 ngày. Sau đó, nghêu được phơi nhiễm với vật chất dạng hạt lơ lửng chứa dầu thô (OSA) có chứa PAHs trong 21 ngày cho tích lũy, sau đó nghêu được chuyển sang môi trường không có PAHs 10 ngày cho đào thải. Kết quả cho thấy PAH nhanh chóng tích luỹ vào nghêu và được phát hiện ở tất cả các mẫu với tổng hàm lượng của 15 PAH trong nghêu dao động từ 223,72 đến 640,04 ng/g trọng lượng ướt (ww) trong thí nghiệm tích lũy và từ 74,51 đến 214,96 ng/g ww trong pha đào thải. PAH được phát hiện trong nghêu chủ yếu là loại chứa 5-6 vòng benzen. Tỷ lệ đồng phân PAH trong nghêu Meretrix sp. cho thấy PAHs trong nghêu có nguồn gốc từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Nghiêu cứu cho thấy các hoạt động của con người như đốt than, xăng, dầu, khí đốt có thể giải phóng một lượng lớn PAHs và có thể tích tụ trong các sinh vật dưới nước.

This study investigated the bioaccumulation of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in the edible saltwater clam Meretrix sp. under laboratory conditions. The clams were collected from the Can Gio coastal area and transported alive in an icebox to the laboratory on the same day. Before the exposure experiment, the tested clams were kept in artificial seawater under laboratory conditions for 20 days. Then clams were exposed to oil-suspended particulate matter aggregates (OSA) containing PAHs for 21 days of accumulation and 10 days of depuration periods. The results showed that PAHs quickly accumulated into the tested animal and were detected in all samples, with a total concentration of 15 parent PAHs in clam ranging from 223.72 to 640.04 ng/g wet weight (ww) in the accumulation experiment and from 74.51 to 214.96 ng/g ww in the elimination experiment. PAHs containing 5-6 benzene rings were mainly detected in the clam. The PAH isomer ratios in the clam Meretrix sp. indicated that the PAHs accumulated in the tested animal were original from the fuel burn process, suggesting that anthropogenic activities could contribute to many PAHs possible accumulation in aquatic life organisms.

TTKHCNQG, CTv 161