Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,769,434

Cây lương thực và cây thực phẩm

Vũ Ngọc Thắng; Trần Anh Tuấn; Lê Thị Tuyết Châm; Vũ Ngọc Lan; Phạm Văn Cường; Trần Anh Tuấn(1)

Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng, sinh lý và năng suất của đậu tương [Glycine max (L.) Merr.]

Effect of Salinity on Growth, Physiology and Yield of Soybean [Glycine max (L.) Merr.]

Khoa học nông nghiệp Việt Nam

2018

06

539-551

2588-1299

Đậu tương; Độ mặn; Sinh trưởng; Năng suất; Sinh lý; Nảy mầm

Germination; Growth; Physiology; Salinity; Soybean; Yield

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của mặn đến nảy mầm, sinh trưởng, sinh lý và năng suất của hai giống đậu tương DT84 và ĐT26. Trong đó, dung dịch NaCl với 4 nồng độ (0, 50, 100 và 150 mM) được xử lý cho hạt ở thí nghiệm nảy mầm; ở thí nghiệm trồng chậu, dung dịch Hoagland chứa NaCl với 3 nồng độ (0, 50 và 100 mM) được xử lý cho cây từ tuần thứ 3 sau khi mọc mầm đến khi cây bước vào giai đoạn chín. Kết quả cho thấy tỷ lệ nảy mầm ở nồng độ NaCl 100 và 150 mM của giống DT84 chỉ còn 98,33% và 46,67%; ở giống ĐT26 chỉ còn 96,67% và 31,67%. Tăng nồng độ gây mặn đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm, chiều dài, khối lượng của thân mầm và rễ mầm trên cả hai giống đậu tương. Ở nồng độ gây mặn cao (150 mM) đã ức chế sự phát triển của cây mầm trên cả hai giống đậu tương. Ở thí nghiệm trồng chậu, chiều cao cây, diện tích lá, chất khô, nốt sần, SPAD, tỷ số Fv/Fm, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tỷ lệ nghịch với nồng độ NaCl. Trong khi đó độ thiếu hụt bão hòa nước, độ rò rỉ ion tăng theo nồng độ NaCl. Năng suất cá thể của giống DT84 ở 50 và 100 mM NaCl bị giảm 32,4% và 61,9% so với đối chứng; sự suy giảm này ở giống ĐT26 là 39,5% và 68,9%. Đánh giá tính mẫn cảm mặn của hai giống bằng chỉ số mẫn cảm với mặn (SSI) cho thấy giống DT84 ít mẫn cảm với mặn hơn giống ĐT26 ở cả hai nồng độ 50 mM và 100 mM NaCl.

Experiments were conducted to evaluate effects of salinity on germination, growth, physiology and yield of two soybean varieties DT84 and DT26. NaCl solution with 4 concentrations (0, 50, 100 and 150 mM) was used for treating soybean seeds in the germination experiment. In potted experiment, soybean plants were treated by adding different NaCl concentrations (0, 50 and 100 mM) to Hoagland solution f-rom three weeks after germination to maturity stage. The results showed that the germination rate was significantly reduced at NaCl concentration of 150 mM with 46.67% and 31.67% in DT84 and DT26, respectively. Increased salt concentration also decreased root and shoot length of seedlings, fresh weight of roots and shoots and high NaCl concentration (150 mM) significantly inhibited seeding growth of both soybean varieties. In potted experiment, plant height, leaf area, dry matter, nodules, SPAD value, Fv/Fm ratio, yield and yield components decreased with increasing NaCl concentration, while the water saturation deficit and ion leakage increased. The individual yields of soybean under salinity stress at 50 and 100 mM NaCl reduced by 32.4% and 61.9% in DT84 variety and by 39.5% and 68.9% in DT26 variety, respectively. Evaluation of salinity susceptibility index (SSI) of two soybean varieties showed that DT84 variety was more salt tolerant than DT26 variety at both 50mM and 100mM NaCl concentrations.

TTKHCNQG, CTv 169