Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,804,269

Nấm học

Lê Thị Thảo; Nguyễn Hoàng Anh; Trần Thị Diệu Thúy; Nguyễn Văn Giang; Nguyễn Hoàng Anh(1)

Khảo sát một số đặc điểm sinh học của chủng nấm mốc Aspergillus sp.C2.2 sinh tổng hợp Pectinaza

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2018

02

88-94

1859-4581

Nấm mốc; Sinh học; Chủng Aspergillus sp.C2.2; Sinh tổng hợp Pectinaza; Phân lập

Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích nhằm đánh giá khả năng sinh tổng hợp enzym pectinaza của chủng nấm mốc Aspergillus sp.C2.2 . Chủng nấm mốc này được phân lập từ vỏ của các hoại quả bưởi,cam, chanh, quýt bị mốc tự nhiên. Chủng nấm mốc Aspergillus sp.C2.2 có đặc điểm: khuẩn lạc tròn, bề mặt lồi, xốp. Sợi nấm có màu trắng, bào tử ban đầu có màu xanh nhạt sau chuyển sang màu xanh lục rồi dần chuyển sang màu xanh vàng, sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, cuống đính bào tử không phân nhánh. Bào tử đính tỏa đều trên đầu sợi nấm. Chủng nấm mốc C2.2 sinh tổng hợp enzym pectinaza mạnh nhất khi được nuôi trong môi trường Czapek với pH5, trong 72 h, hoạt độ enzym pectinaza đạt 0,47 U/ml/phút, nguồn nitơ và các bon thích hợp với chủng nấm mốc C2.2 lần lượt là NaNO3 và pectin. Khi bổ sung pectin vào môi trường nuôi với tỷ lệ 3% hoạt độ enzym pectinaza cao nhất là 0,887 U/ml/phút. Các ion kim loại mangan, magie và sắt có tác dụng hoạt hóa enzym pectinaza, trong khi đó ion canxi, kali và kẽm ức chế enzym này

TTKHCNQG, CVv 201