Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,011,868

87

Kỹ thuật môi trường khác

Phan Hồng Việt, Đỗ Ngọc Hoàn, Lê Thị Thu Hoa, Lê Quí Thảo; Lê Quí Thảo(1)Lê Thị Thu Hoa(2)

Đánh giá tác động môi trường kinh tế – xã hội do hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Assessment of socio–economic environmental impacts, due to stone mining activities for building materials in Binhduong province

Khí tượng Thủy văn

2023

746

56-69

2525-2208

Tác động; Môi trường; Kinh tế; Xã hội; Hoạt động; Khai thác đá; Vật liệu xây dựng

Environmental impact; Socio–economic; Construction materials; Binhduong.

Hoạt động khai thác đá vật liệu xây dựng (VLXD) đã và đang tác động trực tiếp tới môi trường kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng có tính tích cực và tiêu cực của các dự án khai thác mỏ như: tạo nguồn thu đóng góp vào ngân sách phát triển của địa phương, tạo điều kiện công ăn việc làm cho người lao động thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ của địa phương nhưng cùng với đó nó cũng có những tác động tiêu cực đến phát triển nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng, gia tăng áp lực cho cơ sở hạ tầng và mật độ giao thông địa phương, gây xung đột về văn hóa và chính sách dân tộc thiểu số (DTTS) của địa phương. Nội dung nghiên cứu dựa trên các phương pháp khảo sát thực địa, điều tra tham vấn cộng đồng, thống kê, ma trận môi trường, nội suy Kriging và sàng lọc dân tộc thiểu số để tiến hành phân tích, đánh giá. Kết quả đánh giá dựa trên việc khảo sát hiện trạng, quy mô tác động; số liệu thống kê, theo dõi và khảo sát ý kiến cán bộ quản lý, người dân địa phương và các bên liên quan khác với nội dung về các tác động của công tác khai thác đá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến đời sống, sức khỏe và tinh thần của người dân và việc đáp ứng về nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

Stone mining activities for building materials have been affecting the socio– economic environment of Binhduong province. This research was conducted to evaluate the positive and negative effects of mining projects such as generating revenue to contribute to the local development budget, providing job conditions for workers, promoting local industrial, construction, trade and service development activities, but at the same time it also has negative impacts on agricultural development, public health, increasing pressure on local infrastructure and traffic density, causing conflicts over local ethnic minority culture and policies. The assessment results are based on the survey of the status and impact scale; statistics, monitoring and surveying opinions of managers, local people and other stakeholders with content on the impacts of stone mining for building materials in Binh Duong Province to the lives, health and spiritual well–being of the people and to meet the demands of local economic development.

TTKHCNQG, CVt 39