Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,528,409
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

Phùng Thị Hằng(1), Nguyễn Khởi Nghĩa, Hồ Thanh Thâm

Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc giải phẫu của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica) được trồng trong nhà lưới

A survey on growth characteristics and anatomical structure of Brachiaria mutica growing under greenhouse conditions

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2021

5

205-215

1859-2333

Thí nghiệm được tiến hành nhằm khảo sát đặc điểm sinh trưởng và giải phẫu của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức: T1 (10 ngày), T2 (15 ngày), T3 (20 ngày), T4 (30 ngày), T5 (40 ngày), T6 (50 ngày) và T7 (60 ngày). Sinh trưởng và phát triển của cỏ Lông tây chia làm ba giai đoạn: (1) Giai đoạn sinh chồi từ T1 đến T3, trong giai đoạn này cây tập trung cho tái sinh chồi; (2) Giai đoạn kéo dài lóng và tăng diện tích lá từ T4 đến T6, là giai đoạn cây phát triển mạnh cả về chiều cao, đường kính thân và dài rộng lá; và (3) Giai đoạn sinh trưởng chậm từ T7 (60 ngày) trở về sau, tại giai đoạn này diện tích lá ngưng tăng trưởng. Kết quả khảo sát vi phẫu cho thấy ở nghiệm thức T7 số lượng tế bào có vách tẩm thêm lignin (chất tạo chất gỗ) nhiều nhất. Cấu trúc các loại mô tạo chất xơ như mô dầy, mô cứng của thân cỏ Lông tây ở nghiệm thức T2 và T4 tương đương nhau và thấp hơn so với nghiệm thức T7. Hình ảnh giải phẫu của lá ở nghiệm thức T7 cũng cho thấy số lượng mô cứng cao hơn so với nghiệm thức T2 và T4 làm cho diện tích mô có khả năng đồng hóa/quang hợp giảm. Sự kết hợp hài hoà giữa năng suất và chất lượng của cỏ Lông tây cần được xem xét trong giai đoạn từ 30 đến 60 ngày sau khi cắt.

The experiment was aimed at investigating the growth and anatomical characteristics of Brachiaria mutica (B. mutica). The experiment was designed in completely randomized design with 7 treatments (T): T1 (10 days), T2 (15 days), T3 (20 days), T4 (30 days), T5 (40 days), T6 (50 days) and T7 (60 days). The growth and development of B. mutica at three different stages: (1) the budding stage from T1 to T3, in this period the plant concentrates on shoot regeneration; (2) the period of elongation of internodes and increase of leaf area from T4 to T6, which is the stage of strong growth, including height, stem diameter, length and width of leaves; (3) slow growth stage from T7 (60 days) onwards, at this stage leaf area stops growing. The results of microsurgery showed that in T7, the number of cells walls impregnated with lignin, the primary substance comprise of wood was achieved the highest. The structures of tissues with insoluble fiber such as sclerenchyma and collenchyma of stem in T2 and T4 were similar and lower than in T7. The anatomical images of leaves in T7 also showed a higher number of schlerenchyma as compared with T2 and T4, resulting in a decrease of tissue area capable of anabolic/photosynthetic processes. The optimal combination of yield and quality of B. mutica needs to be considered during the period from 30-60 days after cutting.

TTKHCNQG, CVv 403