



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Huyết học và truyền máu
BB
Nguyễn Thị Vân Anh, Lý Tuấn Khải, Phạm Thị Thu Hằng(1), Nguyễn Thị Thu Dung, Phạm Văn Tiệp, Vũ Thị Ngọc Lê, Từ Thị Thương Thương, Trần Thị Nga, Lê Thị Thu Huyền, Hồ Xuân Trường
Đặc điểm một số yếu tố đông máu và kháng đông sinh lý trong quá trình ghép gan từ người cho sống
The characteristics of some coagulation factors and natural inhibitors of coagulation during living donor liver transplantation
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2024
DB1
653-660
1859-1868
Khảo sát đặc điểm một số yếu tố đông máu và kháng đông sinh lý trong quá trình ghép gan từ người cho sống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả ở 121 người bệnh được ghép gan từ người cho sống, tại Bệnh viện 108, từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2023. Các xét nghiệm được khảo sát: số lượng tiểu cầu (SLTC), tỉ lệ prothrombin (PT%), tỉ lệ chuẩn hóa quốc tế INR, tỉ số thromboplastin từng phần hoạt hóa (rAPTT), Fibrinogen, một số chất kháng đông sinh lý như Antithrombin III (ATIII), Protein S (PS), Protein C (PC) và yếu tố đông máu (VIII, V, VII). Kết quả xét nghiệm được thu thập ở các thời điểm: trước ghép, không gan, tái tưới máu và các thời điểm sau ghép gan. Kết quả: Trong quá trình ghép gan, các rối loạn cầm đông máu rõ rệt nhất được quan sát thấy là: giảm SLTC (95 G/L), rAPTT kéo dài (r: 3,52); tăng INR (1,65 ± 0,36); giảm PT% (55,9 ± 15,9%) và fibrinogen (1,64 ± 0,51 G/L); giảm ATIII (28%), PC (29,5%), PS (44,6%), yếu tố V (38,4%) và VII (23,7%). Theo dõi thêm một số thời điểm sau ghép, SLTC tiếp tục giảm ở các ngày sau ghép và có xu hướng tăng dần từ ngày 4, ngày 5; rAPTT bình thường hóa ở ngày 1; PT% và INR đạt giá trị bình thường ở ngày 5; Fibrinogen vẫn trong giới hạn bình thường ở ngày 1, ngày 2 và giảm dần ở ngày 4, ngày 5. Nồng độ yếu tố VIII luôn tăng trong quá trình ghép gan và trở về giá trị bình thường ngay sau ghép. Nồng độ các yếu tố đông máu V, VII tăng dần và trở về giá trị bình thường ở ngày 4. Các chất kháng đông AT III, PS, PC tăng dần sau ghép. Kết luận: Theo dõi đầy đủ những thay đổi của hệ thống cầm đông máu đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng rối loạn huyết động, nhằm sử dụng tối ưu các chế phẩm máu trong quá trình ghép gan từ người cho sống cũng như điều trị dự phòng huyết khối sau phẫu thuật.
To investigate the characteristics of some coagulation factors and natural inhibitors of coagulation during living donor liver transplantation. Subjects and methods: A retrospective study of 121 patients undergoing living donor liver transplantation at the 108 Hospital from January 2020 to March 2023. The test results of hemostatic parameters including platelet count (PLT), prothrombin ratio (PT%), International Normalized Ratio (INR), activated partial thromboplastin time (rAPTT), Fibrinogen, natural inhibitors of coagulation (antithrombin III, protein C, protein S) and coagulation factors (VIII, V, VII). The results were collected intraoperatively in phases of transplantation: pretransplant, anhepatic, reperfusion, and postoperative. Results: During liver transplantation, the most pronounced disorders among those observed are: thrombocytopenia (95 G/L), prolonged activated partial thromboplastin (r: 3.52) and INR (1.65 ± 0.36), decreased of prothrombin ratio (55.9 ± 15.9%), hypofibrinogenemia (1.64 ± 0.51 G/L), a reduction in both natural inhibitors of coagulation (antithrombin III: 28%, protein C: 29.5%, protein S: 44.6%) and coagulation factors (V: 38.4%; VII: 23.7%). Further monitoring after transplantation, platelet count decreased and trended to gradually increased from postoperative; rAPTT, prothrombin ratio, INR revealed physiological values on postoperative day 1, day 5, respectively; fibrinogen returned normal on day 1 and decreased on day 4. Factor VIII level always increase during liver transplantation and return to normal values immediately after transplantation. The coagulation factors level (V, VII) gradually increased and normalised on postoperative day 4. The inhibitors of coagulation gradually increased at post-transplantation. Conclusions: Thorough monitoring the alterations of some hemostatic parameters of patients during liver transplantation is crucial to assess the degree of hemodynamic disoders, as it enables the use of optimal blood products during living donor liver transplantation, as well as an adequate postoperative thromboprophylaxis.
TTKHCNQG, CVv 46