Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,983,728

BB

Kim Văn Vạn, Trương Đình Hoài; Trương Đình Hoài(1)

Tác nhân gây bệnh đỏ mắt ở cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) và kết quả điều trị

Determination of pathogen caused the red eye disease for black carp (Mylopharyngodon piceus) and efficacy of treament

Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y

2020

6

52

Nghiên cứu này được thực hiện để xác định tác nhân gây bệnh đỏ mắt ở cá trắm đen và điều trị thử nghiệm để tìm ra phác đồ trị bệnh hiệu quả. Tình hình dịch bệnh được tiến hành điều tra, mẫu cá được thu về phòng thí nghiệm để chẩn đoán tác nhân gây bệnh thông qua các phương pháp nuôi cấy, xác định hình thái, định danh vi khuẩn bằng phương pháp thử phản ứng sinh hóa và giám định bằng kỹ thuật PCR, các chủng vi khuẩn gây bệnh được tiến hành kháng sinh đồ và lựa chọn kháng sinh cho quá trình điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá trắm đen có triệu chứng đỏ mắt có tỷ lệ chết cao, tác nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn Streptococcus agalactiae, kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm nhất đối với amoxiciline, phác đồ điều trị sử dụng amoxicilline trộn thức ăn cho cá ăn trong 5 ngày liên tục với liều lượng 45-50 mg/kg cá/ngày đã cho tỷ lệ cá khỏi bệnh là 80%

This study was performed to identify the causative agent of red eye disease in black carp and to evaluate the efficacy of treatment regimen. The disease situation was investigated, fish samples were collected and brought to the laboratory for diagnosis through culture methods, bacterial morphology determination, identification by biochemical test and PCR assay. The pathogenic bacteria strains were tested for their susceptibility with antibiotics and 1 appropriate antibiotic was selected for the experimental treatment. The studied results showed that black carp suffering with red eye symptoms faced a high mortality rate, the causative agent was Streptococcus agalactiae. The antibiotic tests revealed that this bacteria was susceptible with amoxiciline and the treatment regimen for red eye disease was conducted by using amoxicilline mixing in feed at a dose of 45-50 mg per kg fish per day, feeding fish for 5 consecutive days, as a result 80% of the disease fish were recovery.