Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,984,316

Công nghệ sinh học liên quan đến y học, y tế

Hà Thị Thu; Hoàng Thế Hưng; Trần Xuân Thạch; Nguyễn Thị Hoa; Lã Thị Lan Anh; Vũ Thị Hiền; Nguyễn Đình Duy; Đồng Văn Quyền; Nguyễn Thị Tuyết Nhung; Dong Van Quyen(1)

Khả năng sinh H2O2 của các chủng vi khuẩn Lactobacillus phân lập từ hệ vi khuẩn đường ruột của người khỏe mạnh

H2O2 production in Lactobacillus strains isolated from the intestinal microbiome of healthy people

Sinh học

2020

1

83-92

0866-7160

H2O2; Muối mật; Kháng khuẩn; Vi khuẩn đường ruột; Phân lập

Lactobacillus; Staphylococcus aureus; H2O2; Bile salt; Antimicrobial activity

Vi khuẩn Lactobacillus sp. trong đường tiêu hóa, có khả năng sinh H2O2 ức chế sự sinh trưởng vi khuẩn gây hại và làm cân bằng hệ vi khuẩn có ích. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được 115 chủng vi khuẩn Lactobacillus từ mẫu phân của người khỏe mạnh tại Hà Nội. Trong số 50 chủng Lactobacillus được kiểm tra, có 9 chủng có khả năng sinh H2O2, trong đó chủng Lac.VFE-14 sinh H2O2 mạnh nhất với nồng độ thu được là 2,183 mM, tiếp theo là các chủng Lac.VFE-08 (2,081 mM) và Lac.VFE-04 (2,067 mM). Ba chủng này đều sinh trưởng tốt trong môi trường MRS có bổ sung muối mật hay môi trường có độ pH thấp. Với 0,3% muối mật, tỷ lệ tế bào sống sót của 3 chủng nêu trên ương ứng là 99%, 95% và 97%. Ở pH 3, sau 3 giờ nuôi cấy, tỷ lệ tế bào sống sót của 3 chủng ương ứng là 98,54%, 94,15% và 95,27%. Bên cạnh đó, dịch nuôi đã loại bỏ tế bào của 3 chủng này có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC-23235. Hoạt tính ức chế thể hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn của 3 chủng ương ứng là 19,0±1,0 mm; 14,0±1,0 mm và 11,7±1,3 mm. So sánh trình tự 16S của 3 chủng với các trình tự đã được công bố trên ngân hàng gen cho thấy 3 chủng này có sự tương đồng cao lần lượt với L. plantarum ZZU 23; L. rhamnosus JCM 1136 và L. plantarum S7. Kết quả thu được cho thấy cả 3 chủng này đều có tiềm năng sử dụng làm probiotic trong tương lai.

Lactobacillus sp. in the digestive tract are capable of producing H2O2 to inhibit the growth of harmful bacteria and balance the gut microflora. In this study, we have isolated 115 strains of Lactobacillus spp. from stool samples of healthy people in Ha Noi. Of the 50 tested Lactobacillus strains, 9 strains were capable of producing H2O2, of which the Lac.VFE-14 strain produced highly H2O2 with a concentration of 2.183 mM, followed by Lac.VFE-08 strains (2.081 mM) and Lac.VFE-04 (2.067 mM). All three strains grew well in MRS medium supplemented with bile salts or adjusted to low pH value. With 0.3% of bile salt, the survival rates of these 3 strains were 99%, 95% and 97%, respectively. At pH 3.0, after 3 hours of cultivation, the survival rates of the three strains were 98.54%, 94.15% and 95.27%, respectively. In addition, each of the cell-free culture supernatants of these three strains that inhibit the growth of S. aureus ATCC-23235. The inhibition zone diameters of the three strains were 19.0±1.0 mm, 14.0±1.0 mm and 11.7±1.3 mm, respectively. The results of 16S rRNA gene analyses showed that Lac.VFE-14, Lac.VFE-08 and Lac.VFE-04 had high similarity scores with L. plantarum ZZU 23 (100%), L. rhamnosus JCM 1136 (99%) and L. plantarum S7 (98.65%), respectively. This study indicates that all three strains have the potential to be used as probiotics in the future.

TTKHCNQG, CVv 27