Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,927,464

Vi sinh vật học

Lê Chí Kiên; Võ Quốc Cường; Trần Thanh Xuân; Đặng Mạnh Hùng; Nguyễn Ngọc Mỹ Huyền; Phan Thị Phượng Trang; James Ian Campbell; Nguyễn Văn Minh Hoàng; Phan Thị Phượng Trang(1)

Khảo sát tỷ lệ mang gen mã hóa enzym ESBL và Amp-C-β-lactamase của vi khuẩn Escherichia coli được phân lập tại các trại chó ở Đắk Lắk

Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)

2021

2

1198-1207

2588-106X

Đề kháng; Chó; E. coli; ESBL; Amp-C-β-lactamase

Tình hình đề kháng kháng sinh và tỷ lệ sinh β-lactamase phổ mở rộng (ESBL) và AmpC của vi khuẩn E. coli trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam, không ngừng lan nhanh những năm gần đây. Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu về E. coli sinh ESBL và Amp-C-β-lactamase trên người và động vật, tuy nhiên, nghiên cứu về kháng kháng sinh của E. coli thường trú trên thú cưng, đặc biệt là chó chưa được phổ biến. Nghiên cứu này nhằm khảo sát tính đề kháng, sự kháng với cephalosporin thế hệ 3 và penicillin và tỷ lệ mang gen mã hóa ESBL và Amp-C-β-lactamase trên chủng E. coli thường trú tại đường ruột được phân lập từ các trại chó ở Đắk Lắk. Nghiên cứu phát hiện kiểu hình ESBL, và AmpC bằng phương pháp đĩa đôi kết hợp (DDST) và thử nghiệm đối kháng ceftazidimeimipenem (CIAT), sử dụng kỹ thuật multiplex PCR phát hiện các kiểu gen ESBL thuộc nhóm A như blaCT X−M(1,2,8,9,25) , bla T EM, bla SHV , bla OXA và các kiểu gen (Amp-C-β-lactamase) nhóm C như bla MOX−(1;2) , bla CMY−(1;2−7;8−11) , blaLAT−(1−4) , bla DHA−(1;2) , bla ACC, bla FOX− (1− 5B) , bla MIR−1 , bla ACT−1. Trong tổng số 312 chủng vi khuẩn phân lập được từ 64 mẫu phết hậu môn, có 269 (86%) chủng E. coli, trong đó có 44 chủng E. coli sinh enzym ESBL chiếm tỷ lệ 16% và 12 chủng E. coli sinh enzym Amp-C-β-lactamase chiếm 4%. Kết quả xác định kiểu gen liên quan đến kiểu hình mã hóa enzym ESBL và Amp-C lần lượt là 39 (15%) và 8 (3%). Phần trăm kháng thuốc cao của các chủng E. coli phản ánh thực trạng của việc lạm dụng kháng sinh đang gia tăng. Kết quả của nghiên cứu này góp phần giám sát đề kháng về mặt dịch tễ học.

TTKHCNQG, CTv 149