Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,984,030

76

Tiêu hoá và gan mật học

BB

Nguyễn Thị Ngọc Linh; Lê Thị Thu Hằng; Ngô Thị Hường; Trần Việt Trinh; Nguyễn Thị Thùy; Phạm Thảo Tố; Nguyễn Thị Huyền Trang; Mai Thanh Bình; Mai Thanh Binh(1)

Vai trò của điều dưỡng đối với can thiệp chọc hút ổ áp xe ở bệnh nhân áp xe gan điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Role of nursing in percutaneous drainage intervention for hepatic abscess patients treated at Military Central Hospital 108

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2024

3

230-235

1859-1868

Áp xe gan; Chọc hút ổ áp xe; Điều dưỡng

Percutaneous drainage intervention; Hepatic abscess; Role; Nursing; Treated

Áp xe gan là bệnh lý viêm cấp tính khu trú ở gan, và chọc hút ổ áp xe cần thực hiện ở từ 50- 60% số trường hợp bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá vai trò của điều dưỡng trong thực hiện can thiệp này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 121 bệnh nhân áp xe gan được thực chọc hút tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2018 -8/2023, đánh giá các hoạt động của điều dưỡng trước, trong và sau can thiệp dựa trên hồ sơ lưu trữ, và kết quả đạt được đối với thành công và an toàn của kỹ thuật. Kết quả: 59,5% bệnh nhân được chọc hút 1 lần, hút được trung bình 69,5 ml dịch. Thủ thuật an toàn với 21,5% bệnh nhân đau tại vết chọc kim, không có tai biến nghiêm trọng. Hoạt động chăm sóc, tư vấn giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt ở nhiều nội dung, trong đó theo dõi biến chứng, xử trí kịp thời (95,0%); thực hiện cấp phát thuốc và dùng thuốc theo y lệnh đúng thời gian (91,8%); hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi theo bệnh (91,7%); hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đúng cách (98,3%). Ngược lại, một vài nội dung kết quả còn hạn chế như thay ga trải giường, hỗ trợ vệ sinh cá nhân (83,4%); tư vấn để bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng bệnh, chăm sóc tâm lý, trấn an người bệnh (85,7%). Kết luận: Các hoạt động của điều dưỡng góp phần nâng cao hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật chọc hút áp xe gan. Do đó, cần thường xuyên tập huấn, nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng để nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị.

Hepatic abscess is an acute localized inflammation of the liver, and percutaneous drainage is required in 50-60% of cases. Our study evaluates the role of nursing in performing this intervention. Subject and Methods: A retrospective study was conducted on 121 patients with hepatic abscesses undergoing percutaneous drainage at Military Hospital 108 from 1/2018 to 8/2023. Based on medical records, we assessed nursing activities before, during, and after the intervention, focusing on the procedure's success and safety. Results: 59.5% of patients underwent one-time drainage, with an average fluid volume of 69.5 ml. The procedure was safe, with 21.5% experiencing pain at the needle puncture site and no severe complications. Nursing care and health education activities yielded positive results in many aspects, including complication monitoring and timely management (95.0%); medication dispensing and adherence (91.8%); dietary, lifestyle, and rest guidance (91.7%); and proper patient medication education (98.3%). However, some aspects, such as changing bed linens and assisting with personal hygiene (83.4%), counseling for patient understanding of their condition, psychological care, and reassurance (85.7%), showed limited results. Conclusion: Nursing activities improve the effectiveness and safety of hepatic abscess drainage. Therefore, regular training and quality improvement in nursing practices are needed to enhance treatment outcomes further.

TTKHCNQG, CVv 46