Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,950,092

Công nghệ sinh học môi trường khác

Nguyễn Công Mạnh, Nguyễn Tri Quang Hưng, Đoàn Quang Trí, Bùi Thị Cẩm Nhi, Nguyễn Minh Kỳ; Đoàn Quang Trí(1)Đoàn Quang Trí(2)Đoàn Quang Trí(3)

Khảo sát khả năng hấp phụ xử lý nước của than sinh học tạo thành từ sinh khối phụ phẩm nông nghiệp

Removal of contaminated water by adsorption using biochar derived from agricultural by–product biomass

Khí tượng thủy văn

2022

738

23-33

2525-2208

Khảo sát; Khả năng hấp phụ; Xử lý nước; Than sinh học; Sinh khối; Phụ phẩm nông nghiệp

Adsorption; Biochar; Water treatment; Agriculture; Biomass.

Trình bày kết quả áp dụng than sinh học sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp để hấp phụ xanh methylene (MB) trong môi trường chất lỏng. Biochar tạo thành từ sinh khối phụ phẩm nông nghiệp có diện tích bề mặt riêng lớn, hàm lượng thành phần nguyên tố carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O) và nitrogen (N) chiếm tỷ lệ cao. Đối với việc ứng dụng than sinh học vào xử lý môi trường cho thấy khả năng hấp phụ màu và bước đầu đã đạt những kết quả khả quan. Mẫu than sinh học từ phụ phẩm rơm rạ nhiệt phân ở nhiệt độ 400℃ được lựa chọn để khảo sát khả năng hấp phụ xanh methylene. Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ gia tăng và đạt cực đại ở nồng độ xanh methylene 200 mg/L. Than sinh học với kích thước mịn (biochar 212 µm) thể hiện hiệu quả hấp phụ xanh methylene tốt nhất ở ngưỡng hấp phụ bão hòa 6,3 mg/g. Khả năng hấp phụ xanh methylene có thể đạt hiệu quả > 75%. Nguyên nhân có thể lý giải bởi bởi ưu thế diện tích bề mặt riêng lớn, sự đa dạng hệ thống kích thước lỗ xốp bên trong cấu trúc than sinh học và bề mặt của chúng có thể cung cấp nhóm chức quan trọng như –OH, C=O. Như vậy, nghiên cứu ứng dụng than sinh học tạo thành từ sinh khối phụ phẩm nông nghiệp trong xử lý nước ô nhiễm chỉ ra tiềm năng trong tương lai.

This paper presents biochar application derived from agricultural by–products for methylene blue (MB) adsorption in an aqueous solution. Biochar formed from agricultural by–product biomass has a large specific surface area (SSA), and high content of elemental components, including carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O), and nitrogen (N). The color adsorption capacity has achieved a good signal for biochar application to environmental treatment. Biochar samples from rice straw pyrolysis at 400℃ were selected to investigate the adsorption capacity of methylene blue. The findings demonstrated that the adsorption capacity increased and peaked at the concentration of methylene blue at 200 mg/L. The fine–sized biochar (biochar 212 µm) achieved the best adsorption efficiency for methylene blue with a saturation adsorption threshold of 6.3 mg/g. Methylene blue adsorption capacity can reach > 75% efficiency. The reason can be explained by the advantage of large specific surface area, the diversity of pore size systems inside the biochar structure, and the biochar surface that can provide critical functional groups such as –OH, C=O. Thus, research on biochar application derived from agricultural by–products in polluted water treatment indicates their valuable potential in the future.

TTKHCNQG, CTv 39