Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,925,375

87

Kỹ thuật môi trường và địa chất, địa kỹ thuật

BB

Dương Hồng Sơn, Bùi Huyền Linh, Nguyễn Anh Đức, Trần Anh Phương; Trần Anh Phương(1)Dương Hồng Sơn(2)

Nghiên cứu đánh giá tác động kép của biến đổi khí hậu và các phát triển thượng nguồn đến xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Quantitative assessing impacts of climate change and upstream developments on saltwater intrusion in the Vietnam Mekong Delta

Khí tượng Thủy văn

2024

763

13-34

2525-2208

Nghiên cứu;Tác động kép; Biến đổi khí hậu; Phát triển thượng nguồn; Xâm nhập mặn

Climate Change; Salinization; MIKE11; Vietnam Mekong Delta.

Các hoạt động khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến Đồng bằng sông Cửu Long trong đó xâm nhập mặn được xem là một trong những tác động nghiêm trọng nhất. Trong khi các nghiên cứu trước đây thường tập trung đánh giá tác động riêng lẻ của các hoạt động phát triển thượng nguồn hoặc nước biển dâng đến xâm nhập mặn, nghiên cứu này trình bày kết quả đánh giá diễn biến xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long đồng thời theo kịch bản hiện trạng và các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) thượng nguồn đến năm 2030 và 2050 sử dụng phương pháp mô hình toán và GIS. Kết quả tính toán cho thấy so với kịch bản hiện trạng, đến năm 2050 chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất tương ứng với ranh mặn 4 g/l sẽ tăng 5,6 km trên sông Tiền, 6,2 km trên sông Hậu và 13,7 km trên sông Cổ Chiên. Dự báo đến năm 2050 khoảng hơn 2,5 triệu ha đất vùng ĐBSCL sẽ bị nhiễm mặn với độ mặn lớn hơn 1 g/l, tăng 9,1% so với kịch bản hiện trạng. Các kết quả tính toán của nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin quan trọng phục vụ đề xuất các giải pháp thích ứng, giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 Upstream exploitation of water resources, climate change and sea level rise have increasingly caused negative impacts on the Vietnam Mekong Delta (VND), of which saltwater intrusion is considered one of the most severe impacts. This paper presents the results of assessing the saltwater intrusion in the VND according to the present and socio-economic development scenarios using numerical modeling and GIS methods. Obtained results show that compared to the present scenario, by 2050 the maximum length of saltwater intrusion corresponding to a salinity level of 4 g/l will increase by 5.6km on the Tien River, 6.2 km on the Hau River and 13.7 km on the Co River. It is forecast that by 2050, more than 2.5 million hectares of land in the VND will be salinized with salinity greater than 1 g/l, an increase of 9.1% compared to the present scenario. The results of this study will provide information to propose solutions to adapt and mitigate the impacts of saltwater intrusion in the Mekong Delta upstream which is caused by water resource exploitation, climate change and sea level rise.
 

TTKHCNQG, CVt 39