Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,920,634
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Thức ăn và dinh dưỡng cho động vật nuôi

Lâm Phước Thành(1), Nguyễn Thị Thu Hà, Dương Trần Tuyết Mai, Võ Thị Phượng Tiên, Nguyễn Châu Khánh Vân, Trần Thị Thuý Hằng

Ảnh hưởng của lá mít và trái mít non phụ phẩm đến các thông số lên men dạ cỏ và sinh khí methane in vitro

Effect of jackfruit leaves and young jackfruits by-product on in vitro ruminal fermentation and methane production

Khoa học (Đại học Cần Thơ)

2021

6

108-114

1859-2333

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng lá mít (LM) và trái mít non phụ phẩm (TM) thay thế cho cỏ voi (CV) đến tỷ lệ tiêu hoá, lên men dạ cỏ và sinh khí methane (CH4) in vitro sử dụng dịch dạ cỏ từ 4 con dê đực lai Saanen F2 (♂ Saanen × ♀ Bách Thảo). Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại. Ở tất cả các NT, thức ăn hỗn hợp được cố định ở mức 40% DM. Năm NT thí nghiệm được xây dựng từ sự thay thế LM và/hoặc TM cho CV trong khẩu phần, cụ thể như sau: 60% CV (NT1), 30% CV + 30% TM (NT2), 30% CV + 30% LM (NT3), 30% CV + 15% TM + 15% LM (NT4), và 30% TM + 30% LM (NT5). Kết quả cho thấy acid béo bay hơi (VFA) tổng số thấp nhất ở NT1 (57,7%) và cao hơn ở NT3 (73,0%) và NT5 (74,8%) (P<0,05). Tỷ lệ tiêu hóa thật in vitro cao nhất ở NT5 (78,5%) và thấp nhất ở NT1 (68,5%) (P<0,001). Tỷ lệ tiêu hóa xơ trung tính in vitro cao nhất ở NT5 (45,0%) và thấp nhất ở NT2 (42,0%) (P<0,001). Hàm lượng khí CH4 (mL/g DM) giảm 17,3% ở NT5 so với NT1 (P<0,01). Kết quả cho thấy NT5 là khẩu phần phù hợp cho việc cải thiện tỷ lệ tiêu hóa, VFA dạ cỏ và giảm sinh khí CH4 ở dê trong điều kiện in vitro.

This study aimed to investigate effect of jackfruit leaves (JL) and young jackfruit by-product (YJ) replace for elephant grass (EG) on in vitro digestibility, ruminal fermentation and CH4 production using rumen fluid from 4 male Saanen F2 goats (♂ Saanen × ♀ Bach Thao). The experiment was conducted as a completely randomized design including 5 treatments and 4 replicates. The treatments, beside 40% dry matter (DM) from concentrated feed for all diets, were diffent replacing of EG by JL and/or YJ, as follows: NT1 – 60% EG, NT2 – 30% EG + 30% YJ, NT3 – 30% EG + 30% JL, NT4 – 30% EG + 15% YJ + 15% JL, and NT5 30% YJ + 30% JL. Results showed that total VFA concentration was higher in NT3 and NT5 (73.0 vs 74.8%) compared with the lowest value (57.7%) in NT1 (P<0.05). In vitro true digestibility was 78.5% in NT5 while this was only 68.5% in NT1 (P<0.001). Feeding NT5 resulted in an increase (P<0,001) of in vitro neutral detergent fiber (45.0%) compared with NT1 (42.0%). Concentration of CH4 expressed as mL/g DM reduced by 17.3% in NT5 relative to NT1 (P<0.01). Overall, combined data suggest that use of NT5 diet is effective in reducing in vitro CH4 production while allowing improvements in digestibility and ruminal VFA concentration in goats.

TTKHCNQG, CVv 403