Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,380,647

Quy hoạch giao thông và các khía cạnh xã hội của giao thông vận tải

Võ Thị Lệ Hà; Trương Thị Thanh; Đào Văn Phúc; Nguyễn Thị Thu Hằng; Lý Bích Thủy; Lý Bích Thủy(1)

Đánh giá phơi nhiễm cá nhân bởi bụi mịn khi tham gia giao thông ở Hà Nội

Personal exposure assessment of fine particulate matter for commuters in hanoi

Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên

2021

6

48-56

1859-2171

Phơi nhiễm; Bụi mịn; Phương tiện giao thông; Liều lượng

Personal exposure; Fine particle; Transportation mode; Inhalation dose; Hanoi

Các nghiên cứu dịch tễ học chứng minh rằng, người tham gia giao thông phơi nhiễm với bụi mịn có thể gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và gây ra bệnh tật. Các nghiên cứu về phơi nhiễm cá nhân đối với những người tham gia giao thông chưa được thực hiện một cách đầy đủ và tương đối hạn chế ở Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá phơi nhiễm bởi PM2.5 đối với người đi xe máy và xe đạp trên một số tuyến đường ở Hà Nội. Phơi nhiễm bụi cá nhân được lấy từ thiết bị đo bụi cảm biến Airbeam. Kết quả ban đầu cho thấy rằng, nồng độ phơi nhiễm của PM2.5 đối với người đi xe đạp (105 μg/m3) cao hơn người đi xe máy (95 μg/m3) và nồng độ PM2.5 trong không khí xung quanh (34 μg/m3). Các yếu tố ảnh hưởng cũng được đánh giá trong nghiên cứu này. Nồng độ phơi nhiễm PM2.5 được phát hiện cao nhất vào buổi sáng, và có xu thế giảm dần với buổi chiều và trưa đối với cả hai phương tiện giao thông. Nồng độ PM2.5 phơi nhiễm dao động lớn trong giờ cao điểm. Người đi xe đạp có nguy cơ rủi ro cao hơn người đi xe máy do liều lượng hít thở bụi mịn lớn. Nghiên cứu đưa ra cảnh báo ban đầu về nguy cơ tác động sức khỏe đối với người tham gia giao thông cho những nhà quản lý đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.

Epidemiological studies showed that commuters exposed fine particles (PM2.5) have adverse health effects and cause diseases. Comprehensive personal exposure studies have been limited in Vietnam. This study aimed to assess the exposure of PM2.5 to motorcyclists and cyclists on some roads in Hanoi. Personal exposure samples were taken by the Airbeam sensor. Preliminary results showed that the exposure concentration of PM2.5 for cyclists (105 μg/m3) was higher than for motorcyclists (95 μg/m3) and level of PM2.5 in ambient air (34 μg/m3). Influencing factors were also assessed in this study. PM2.5 exposure concentration was the highest in the morning and decreased at noon and in the afternoon for both types of vehicles. Exposure concentrations of PM2.5 highly fluctuated during peak hours. The bicyclists were at higher risk than the motorcyclists due to higher inhalation dose. The findings provide initial warnings about the health impacts to commuters to the managers to give timely interventions.

TTKHCNQG, CTv 178