Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,861,542

Sinh học phóng xạ và chụp ảnh

Trần Băng Diệp; Nguyễn Thị Thơm; Hoàng Đăng Sáng; Trần Xuân An; Nguyễn Văn Bính; Trần Minh Quỳnh; Trần Xuân An(1)

Ảnh hưởng của chiếu xạ gamma tới tỷ lệ sống sót và khả năng sinh cellulase của một số chủng nấm sợi

Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

2020

2

341-348

1811-4989

Nấm sợi; Cellulase; Bức xạ; Thủy phân; Gamma; Chiếu xạ

Mục đích của nghiên cứu là bước đầu khảo sát tác dụng gây đột biến sinh cellulase cao ở một số chủng nấm sợi bởi bức xạ gamma. Dung dịch bào tử của Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC được xử lý chiếu xạ ở dải liều 0-2500 Gy trên nguồn gamma Co-60 tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bào tử nấm sống sót giảm theo liều chiếu. Liều gây chết 90% số lượng bào tử nấm (D10) của cả hai chủng này đều khoảng 400 Gy. Số lượng bào tử sống sót của Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC ở liều 500 Gy lần lượt là 0,46% và 0,78% và giảm tới 6,5-7,5 đơn vị Log so với đối chứng ở liều 2500 Gy. Sau chiếu xạ, tiến hành sàng lọc trên môi trường PDA có bổ sung CMC (carboxymethyl cellulose) với chỉ thị Congo đỏ đã thu được hàng trăm khuẩn lạc Tran Bang Diep et al. 348 có khả năng thủy phân cellulose (HC) lớn hơn chủng ban đầu. Trong đó, các khuẩn lạc thể hiện khả năng thủy phân cellulose cao nhất với giá trị HC tối đa thu được ở khoảng liều 700-1500 Gy. Đặc biệt, 5 thể đột biến tiềm năng bao gồm 3 thể đột biến từ Aspergillus (TTG-700, TTG-1000 và TTG- 1200) và 2 thể đột biến từ Trichoderma (VTCC-1000 và VTCC-1500) có hoạt tính CMCase tăng 1,78-2,48 lần so với chủng gốc. Khả năng sinh CMCase của các thể đột biến được duy trì ổn định ít nhất sau 5 thế hệ liên tiếp, đồng thời không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng và hình thái ở mỗi thế hệ. Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng cho thấy khả năng ứng dụng phương pháp chiếu xạ gamma để tăng cường sản xuất cellulase ở các chủng nấm sợi.

TTKHCNQG, CVv 262