Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,089,453
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Kỹ thuật và thiết bị y học

Phan Công Hoàng, Suzanne Monivong Chenh Beaupha, Lê Hùng Phong, Nguyễn Thị Lan Hương(1), Lê Tú Anh, Mạc Hồng Phước, Nguyễn Ngọc Mai, Huỳnh Anh Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Minh

Giá trị của định lượng chuỗi nhẹ tự do kappa/lambda huyết thanh trong chẩn đoán bệnh đa u tuỷ xương

Value of serum kappa/lambda free light chain quantification in the diagnosis of multiple myeloma

Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)

2022

DB1

668-674

1859-1868

Xác định giá trị chẩn đoán phân biệt giữa bệnh nhân đa u tuỷ và bệnh nhân bạch cầu cấp, suy thận, người trưởng thành khoẻ mạnh. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả cắt ngang trên 296 đối tượng, trong đó đa u tuỷ xương 201 trường hợp, bạch cầu cấp 44 trường hợp, suy thận 21 trường hợp và người trưởng thành khoẻ mạnh 30 trường hợp, được thu thập tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020. Định lượng chuỗi nhẹ tự do bằng phương pháp đo độ đục trên hệ thống ADVIA 1800. Sử dụng hồi quy logistic để xây dựng đường cong ROC, xác định điểm cut-off cho ra giá trị AUC, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán phân biệt bệnh đa u tuỷ xương. Kết quả: Các chỉ số FLC-tổng, FLC-hiệu và sFLCr-κ và sFLCr-λ của nhóm bệnh đa u tuỷ cao hơn nhiều lần so với nhóm bạch cầu cấp, suy thận và người trưởng thành khoẻ mạnh. Giá trị sFLCr-κ tại 5,47 với AUC, độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 0,956; 85,6%;100% và sFLCr-λ tại giá trị 4,97 với AUC, độ nhạy, độ đặc hiệu lần lượt là 0,912; 79%; 95% giúp chẩn đoán phân biệt bệnh đa u tuỷ với nhóm bệnh bạch cầu cấp, suy thận, người khoẻ mạnh. Kết luận: xét nghiệm định lượng chuỗi nhẹ tự do là một kỹ thuật không xâm lấn, giúp chẩn đoán phân biệt giữa bệnh đa u tuỷ và bệnh bạch cầu cấp, suy thận và người trưởng thành khoẻ mạnh với độ nhạy, độ đặc hiệu cao.

Investigation to clarify the role of serum free light chain (sFLC) in newly diagnosed multiple myeloma and discrimination multiple myeloma from acute myeloid leukemia, kidney injury and healthy control. Methods: a retrospective descriptive cross-sectional study in total of 296 subjects including 201 MM patients (139 MM κ-clone and 62 MM λ-clone), 44 acute myeloid leukemia (AML) patients, 21 kidney injury (KI) patients, and 30 healthy controls (HC) were selected for this study at Cho Ray hospital from Jun-2019 to Dec-2020. The free light chain (κ and λ) in the serum sample was quantified by automated nephelometer (the FreeliteTMmethod), on the ADVIA 1800 chemistry system. The logistic regression was used to construct the ROC curve, and determine the cut-off point of markers together with area under curve (AUC) value, sensitivity (Sen) and specificity (Spe) in discrimination MM. Results: The concentration of serum FLC-sum, FLC difference (dFLC), sFLCr-κ and sFLCr-λ were much higher in MM patient compared to AML, KI, and HC. In differentiates MM from AML, KI and HC, the analysis results showed that sFLCr-κ with AUC, Sen, Spe were 0.956; 85.6%;100% and sFLCr-λ with AUC, Sen, Spe were 0.912; 79%; 95% continued to be the outstanding factors. Conclusion: serum free light chain was an invasive, accurately rapid test in distinguishing between multiple myeloma, acute myeloid leukemia, kidney injury and healthy control.

TTKHCNQG, CVv 46