Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,982,927

Các công nghệ vi sinh vật trong nông nghiệp

Đoàn Thị Nhinh; Đặng Thị Hóa; Trần Thị Trinh; Lê Việt Dũng; Nguyễn Thị Hương Giang; Kim Văn Vạn; Đặng Thị Lụa; Trương Đình Hoài; Trương Đình Hoài(1)

So sánh và đánh giá khả năng nhiễm chéo của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phân lập từ cá rô phi và cá nheo Mỹ trong điều kiện thực nghiệm

Comparison and Evaluation of Cross-infection Possibility of Edwardsiella ictaluri Isolated f-rom Tilapia and Channel Catfish under the Experimental Conditions

Khoa học nông nghiệp Việt Nam

2021

5

605-615

2588-1299

Cá rô phi; Cá nheo Mỹ; Độc lực; Lây nhiễm chéo

Tilapia; American catfish; Toxicity; Cross infection

Nghiên cứu được thực hiện để so sánh và đánh giá khả năng nhiễm chéo của chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá rô phi và cá nheo Mỹ. Các chủng vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ cá rô phi và cá nheo Mỹ nhiễm bệnh được so sánh về đặc điểm sinh hóa, giám định PCR, liều gây chết LD50 và khả năng gây nhiễm chéo cho loài cá còn lại. Kết quả cho thấy, chủng vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ cá rô phi và cá nheo Mỹ khác nhau ở 2/22 phản ứng sinh hóa (citrate utilization, Voges-proskauer) nhưng tương đồng về kết quả định danh bằng PCR. Chủng vi khuẩn E. ictaluri từ cá rô phi có độc lực rất cao cho loài cá này (LD50 = 2,5 × 101 CFU/cá) nhưng thể hiện độc lực thấp khi được gây nhiễm chéo cho cá nheo Mỹ (LD50 = 2,0 × 106 CFU/cá). Tương tự, chủng vi khuẩn phân lập từ cá nheo Mỹ có độc lực cao trên cá nheo Mỹ (LD50 = 4,7 × 103 CFU/cá) nhưng giảm độc lực đáng kể khi gây nhiễm chéo cho cá rô phi (LD50 = 2,5 × 106 CFU/cá). Như vậy, vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh trên cá nheo Mỹ và cá rô phi là khác nhau, nhưng ở nồng độ cao vẫn gây chết khi gây nhiễm chéo, do đó cần có các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học để tránh việc lây lan mầm bệnh giữa các hệ thống nuôi.

The study was conducted to compare and evaluate the cross-infection possibility of Edwardsiella ictaluri causing diseases in tilapia and Channel catfish. The strains of E. ictaluri isolated f-rom tilapia and Channel catfish were compared based on the biochemical c-haracteristics, PCR confirmation, lethal doses and the possibility of crossinfection among other fish species. The results revealed that E. ictaluri isolated f-rom tilapia and Channel catfish differed in 2/22 biochemical reactions (citrate utilization, Voges-proskauer) but they were identical in PCR assay. The virulence of E. ictaluri strains f-rom tilapia was high when they were challenged to tilapia (LD50 = 2.5  101 CFU/fish) but remarkably decreased to Channel catfish (LD50 = 2.0  106 CFU/fish). Similarly, the isolates f-rom Channel catfish exhibited a high virulence in this fish (LD50 = 4.7  103 CFU/fish) but reduced their pathogenicity to tilapia (LD50 = 2.5  106 CFU/fish). The primary result demonstrates that E. ictaluri causing diseases in Channel catfish and tilapia differed in several c-haracteristics. However, they cause relatively high mortality of fish when cross-infection among fish species at high bacterial densities. Thus, biosafety is required to avoid the spreading of pathogens in the culture systems.

TTKHCNQG, CTv 169