Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,043,294
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

68

Lâm sinh

BB

Phạm Tường Lâm, Cao Quốc An, Nguyễn Tất Thắng(1), Phạm Thị Ánh Hồng, Đỗ Văn Dũng

Nghiên cứu nâng cao chất lượng gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis) bằng phương pháp sử dụng hỗn hợp dung dịch NaOH và Na2SO3 kết hợp nén ép

Research on improving the quality of Styrax tonkinensis wood using a combination of NaOH and Na2SO3 solution followed by compression method

Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

2024

3

115-124

1859-3828

Bài viết này đã tiến hành biến tính gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis) sử dụng phương pháp tách loại một phần lignin và hemicellulose bằng hóa chất và nén ép gỗ tỉ suất cao nhằm nâng cao một số tính chất cơ học và vật lý của gỗ Bồ đề. Nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm sử dụng hỗn hợp dung dịch NaOH và Na2SO3 để tách loại một phần lignin đối với gỗ Bồ đề ở các cấp thời gian (4 giờ, 6 giờ, 8 giờ), sau đó nén ép gỗ ở cùng tỉ suất nén 70%. Đồng thời cũng tiến hành thực nghiệm nén ép với các cấp tỉ suất nén (60%, 70%, 80%) đối với gỗ sau khi đã được tách loại một phần lignin trong thời gian 6 giờ. Mẫu gỗ sau khi xử lý được thử nghiệm các tính chất cơ học và vật lý gồm: tỉ suất nén thực tế, khối lượng riêng, độ đàn hồi trở lại, độ cứng tĩnh, độ bền uốn tĩnh và môđun đàn hồi uốn tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Gỗ Bồ đề sau khi xử lý tách loại lignin và nén ép tỉ suất cao (> 60%) có các tính chất cơ học và vật lý được cải thiện hơn rất nhiều so với gỗ đối chứng. Trong điều kiện xử lý gỗ phù hợp, gỗ nén có tỉ suất nén thực tế đạt trên 68%; khối lượng riêng của gỗ nén tăng trên 3 lần; độ đàn hồi trở lại giảm 4-5 lần; độ cứng tĩnh tăng trên 11 lần; độ bền uốn tĩnh và môđun đàn hồi uốn tĩnh tăng trên 5 lần. Như vậy, thời gian tách loại lignin và tỉ suất nén có ảnh hưởng rõ nét tới một số tính chất cơ học và vật lý của gỗ Bồ đề. Qua kết quả nghiên cứu này, để đảm bảo chất lượng của gỗ nén, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nén ép gỗ tỉ suất cao và đem lại hiệu quả kinh tế nên xử lý tách loại lignin cho gỗ Bồ đề trong thời gian 6 giờ và nén ép gỗ với tỉ suất 70% là phù hợp.

This article investigates the modification of Styrax tonkinensis wood using a method involving partial lignin and hemicellulose extraction with chemicals and high-density wood compression, which significantly improves several mechanical and physical properties of Styrax tonkinensis wood. The study experimented with a mixture of NaOH and Na2SO3 solutions to partially extract lignin from Styrax tonkinensis wood at various time intervals (4 hours, 6 hours, 8 hours), followed by wood compression at a consistent compression ratio of 70%. Additionally, compression tests were conducted at different compression ratios (60%, 70%, 80%) for wood after partial lignin extraction for 6 hours. The treated wood samples were tested for mechanical and physical properties including actual compression ratio, density, resilience, static hardness, static bending strength, and static modulus of elasticity. The research results showed that Styrax tonkinensis wood, after treatment involving lignin extraction and high-density compression (> 60%), exhibited significantly improved mechanical and physical properties compared to the control wood. Under suitable wood treatment conditions, compressed wood achieved an actual compression ratio of over 68%; the density of compressed wood increased by over 3 times; resilience decreased by 4-5 times; static hardness increased by over 11 times; static bending strength and static modulus of elasticity increased by over 5 times. Thus, the lignin extraction time and compression ratio distinctly influenced several mechanical and physical properties of Styrax tonkinensis wood. Based on these research findings, to ensure the quality of compressed wood, facilitate the high-density wood compression process, and achieve economic efficiency, lignin extraction for Styrax tonkinensis wood for 6 hours followed by wood compression at a 70% compression ratio is recommended.

TTKHCNQG, CVv 421