76
Da liễu, Hoa liễu
BB
Phạm Bích Ngọc; Lê Đức Minh; Nguyễn Thị Thu Hương; Ngô Thị Hồng Hạnh
Ảnh hưởng của bệnh vảy nến tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam)
2024
1B
163-167
1859-1868
Bệnh vảy nến; Chất lượng cuộc sống; Chỉ số DLQI
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh vảy nến đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ, lâm sàng với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên dữ liệu của 100 bệnh nhân được chẩn đoán xác định vảy nến thông thường, tới khám tại bệnh viện Da liễu Hà Nội từ tháng 04/2021 tới 10/2021. Kết quả: Có 85% bệnh nhân vảy nến bị ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, trong đó 72% bệnh nhân bị ảnh hưởng mức độ nhiều và rất nhiều. Triệu chứng, cảm giác và hoạt động hàng ngày là 2 yếu tố của chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều nhất (điểm trung bình lần lượt là 2,48±0,67 và 2,18 ±0,54). Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân từ 16-39 tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất (DLQI 18 ± 2,9), nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam (DLQI lần lượt là 20,58 ± 5,84 so với 12,46 ± 4,49 với p < 0,05), nhóm bệnh nhân khởi phát bệnh sớm (< 30 tuổi) có DLQI cao hơn nhóm khởi phát muộn (19,31 ± 3,80 và 12,01 ± 2,76 với p < 0,05). Chất lượng cuộc sống không khác biệt theo thời gian bị bệnh nhưng có liên quan với mức độ bệnh (p<0,05). Kết luận: Vảy nến ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đặc biệt về cảm giác và hoạt động hàng ngày. Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề hơn ở nữ giới, người trong độ tuổi lao động, người khởi phát bệnh sớm và có liên quan với mức độ nặng của bệnh.
TTKHCNQG, CVv 46