Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  17,809,182
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

76

Khoa học về chăm sóc sức khoẻ và dịch vụ y tế

BB

Đặng Lê Trí, Trần Trung Anh, Vũ Văn Hoàn, Tạ Đăng Hưng, Phan Thị Chi Mai

Ảnh hưởng của một số điều kiện việc làm đối với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế điều trị Covid –19

Effects of some employment conditions on stress, anxiety, depression of health workers at Covid-19 treatment facilities

Y Dược Thái Bình (Đại học Y Dược Thái Bình)

2024

10

10-16

2815-5548

Mô tả ảnh hưởng của một số đặc điểm về điều kiện việc làm bao gồm khu vực làm việc, thực trạng sử dụng đồ bảo hộ lao động và công tác tổ chức lao động đối với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế điều trị Covid-19.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. Tổng cộng có 992 nhân viên y tế tham gia trả lời phiếu khảo sát và 78 cuộc thảo luận với lãnh đạo và nhân viên tại 6 bệnh viện tuyến trung ương và 20 đơn vị tuyến tỉnh được thực hiện. 
Kết quả: Tỷ lệ nhân viên y tế có các triệu chứng stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 45,1%, 55,3% và 47,3%. Các khía cạnh về điều kiện việc làm bao gồm đặc điểm khu vực làm việc, thực trạng sử dụng đồ bảo hộ lao động và công tác tổ chức lao động có mối liên quan với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế trong các khu điều trị Covid-19, trong đó, những đối tượng làm việc ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm, áp lực công việc cao, thường xuyên phải sử dụng đồ bảo hộ, không tin tưởng vào chất lượng đồ bảo hộ, nhóm có ý kiến rằng đồ bảo hộ còn thiếu, nhóm có ca làm việc dài trong ngày có nguy cơ có triệu chứng stress, lo âu, trầm cảm cao hơn những nhóm đối tượng không có các đặc điểm trên. Kết luận: Điều kiện việc làm chưa phù hợp ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế. Những đối tượng làm việc ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm, áp lực công việc cao, thường xuyên phải sử dụng đồ bảo hộ, không tin tưởng vào chất lượng đồ bảo hộ, nhóm có ý kiến rằng đồ bảo hộ còn thiếu, nhóm có ca làm việc dài trong ngày có nguy cơ có triệu chứng stress, lo âu, trầm cảm cao hơn những nhóm đối tượng không có các đặc điểm trên.

Describe the influence of a number of characteristics of employment conditions including working area, use of labor protection equipment and labor organization on stress, anxiety and depression of health workers at medical facilities treating Covid-19. Method: Cross-sectional study, combining quantitative and qualitative research. A total of 992 medical staff responded to the survey and 78 discussions with leaders and staffs at 6 central hospitals and 20 provincial units were conducted. Results: The proportion of health workers with symptoms of stress, anxiety, and depression was 45.1%, 55.3%, and 47.3%. Aspects of employment conditions including characteristics of the work area, current use of labor protection equipment, and labor organization are related to stress, anxiety, and depression of health workers in Covid-19 treatment areas, in which, those working in areas with risk of infection, high work pressure, often have to use protective equipment, and do not trust the quality protective equipment, groups with the opinion that protective equipment is lacking, groups with long work shifts during the day are at higher risk of having symptoms of stress, anxiety, and depression than groups without the above characteristics. Conclusions: Unsuitable employment conditions negatively affect the mental health of health workers. Those who work in areas with risk of infection, high work pressure, often have to use protective equipment, and do not trust the quality protective equipment, groups with the opinion that protective equipment is lacking, groups with long work shifts during the day are at higher risk of having symptoms of stress, anxiety, and depression than groups without the above characteristics.

TTKHCNQG, CVv 539