Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  16,209,782

Các khoa học môi trường

Đặng Minh Quân; Nguyễn Tài Tuệ; Phạm Thảo Nguyên; Lưu Việt Dũng; Trần Đăng Quy; Nguyễn Tài Tuệ(1)

Phục hồi điều kiện cổ môi trường khu vực hồ Ao Tiên, Vườn Quốc gia Ba Bể bằng phương pháp phân tích đồng vị bền

Reconstruction of paleoenvironmental changes in Ao Tien lake, Ba Be national park using stable isotope analysis

TC Khoa học trái đất và môi trường – ĐH Quốc gia Hà Nội

2018

02

40-50

2615-9279

Cổ môi trường; Cổ khí hậu; Đồng vị bền; Tỷ số C/N; Trầm trích hồ

Paleoenvironment; Paleoclimate; Stable isotopes; C/N ratios; Lake sediments; Ba Be national park

Nghiên cứu phục hồi đặc điểm cổ môi trường và cổ khí hậu nhằm làm sáng tỏ các đặc trưng môi trường và khí hậu trong quá khứ. Các nghiên cứu cổ môi trường và cổ khí hậu cung cấp các thông tin quan trọng cho các nghiên cứu mô phỏng xu thế biến đổi môi trường và khí hậu trong tương lai. Mục tiêu của nghiên cứu này là phục hồi điều kiện cổ môi trường của khu vực hồ Ao Tiên, Vườn quốc gia Ba Bể bằng các chỉ thị đặc điểm thành phần độ hạt trầm tích, hàm lượng vật chất hữu cơ (OM), giá trị đồng vị bền carbon (δ13C) và nitơ (δ15N) và tỷ số C/N trong cột mẫu trầm tích. Sự biến đổi đồng thời về đặc điểm trầm tích và thành phần đồng vị bền chỉ ra rằng đặc điểm môi trường trong khoảng 700 năm trước đến nay tại khu vực nghiên cứu được chia thành ba giai đoạn chính Giai đoạn từ năm 1300 đến năm 1424 là giai đoạn khí hậu có mưa nhiều, mực nước trong hồ tương đối cao và thành phần vật chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật C3 xung quanh hồ; Giai đoạn từ năm 1424 đến năm 1864 là giai đoạn mực nước hồ giảm liên tục và đạt thấp nhất do sự giảm lưu lượng nước xung quanh chảy về hồ. Thành phần vật chất hữu cơ trong giai đoạn này có nguồn gốc hỗn hợp của thực vật quang hợp C3, thực vật phù du và có xu hướng phát triển của tảo lam và tảo nâu. Giai đoạn từ năm 1864 đến nay là thời kỳ mực nước hồ tăng, nguồn gốc vật chất hữu cơ trong trầm tích là hỗn hợp của thực vật sống quanh hồ và thực vật phù du. Cuối giai đoạn này, từ 1957 đến nay do lượng mưa ở khu vực giảm nên mực nước hồ tương đối thấp, thành phần vật chất hữu cơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc từ tảo nâu và tảo lam với sự chiếm ưu thế của tảo nâu trong điều kiện nghèo dinh dưỡng.

Reconstruction of paleoenvironment and paleoclimate aims to clarify the characteristics the environments and climate in the past. The information of paleoenvironment and paleoclimate contributes important data for simulating the environmental and climate change in the future. The purpose of this study aims to reconstruct the paleoenvironmental characteristics in Ao Tien Lake, Ba Be National Park using the geochemical indicators of sediment grain size compositions, organic matter (OM), stable isotopes (δ13C and δ15N) and C/N ratios in one sediment core. The simultaneous variation of the geochemical indicators showed that paleoenvironmental characteristics of the study area since 700 years BP could be divided into the three following periods The period from 1300 to 1424 AD was characterized by heavy precipitation, relatively high in lake water level and dominance of organic matter originated from C3 plants surrounding lake watershed; The period from 1424 to 1864 AD was characterized by a continuous decrease in the lake water level and reached to the lower water level due to the decrease in the precipitation water entering the lake. The sedimentary organic matter was originated from both C3 plants and lake microalgae with the dominance of chrysophyceae and cyanobacteria; The period from 1864 to the present was reconstructed by a slight increase in lake water level due to the intensifying of moonson activities. The predominance sources of sedimentary organic matter consisted of C3 plants and lake microalgae. The period from the year 1957 to the present was characterized by a decrease in precipitation and a relatively low lake water level. The sedimentary organic matter sources were mainly from cyanobacteria and chrysophyceae microalgae. In which, the chrysophyceae microalgae was predominant in the oligotrophic state.

TTKHCNQG, CTv 175