Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,901,426
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Tài nguyên rừng

Trần Thị Mai Sen, Nguyền Thị Kim Cúc, Phạm Minh Toại(1), Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Huy Hoàng

Đánh giá biến động hiện trạng và chất lượng rừng ngập mặn tại vườn quốc gia xuân thủy bằng ảnh vệ tinh landsat đa thời gian

Assessment of current situation and quality of mangroves in xuan thưy national park with landsat multi - time satellite images

Nông nghiệp & phát triển nông thôn

2021

01

138-145

1859-4581

Nghiên cứu sử dụng các ảnh vệ tinh Landsat từ 5 - 8 để đánh giá hiện trạng và chất lượng rừng ngập mặn của Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định trong khoảng thời gian từ năm 2005 - 2019. Biến động hiện trạng rừng ngập mặn được xác định dựa vào kết quả giải đoán và bảng ma trận biến động; biến động về chất lượng rừng ngập mặn theo thời gian được đánh giá dựa vào chỉ số thực vật khác biệt chuẩn hóa (NDVI) và chỉ số thực vật tăng cường (EVI) trích xuất từ ảnh Landsat. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2005 - 2019, diện tích rừng ngập mặn tại khu vực tăng hơn 600 ha, diện tích rừng trồng Phi lao trên đất cát tăng 125,4 ha. Chỉ số NDVI và chỉ số EVI phản ánh rõ rệt xu hướng biến động về chất lượng rừng. Đối với khu vực không có rừng tại năm quan sát 2019 ghi nhận chỉ số NDVI và EVI biến đổi theo 2 xu hướng chính Giai đoạn 2005 - 2012 chỉ số NDVI và EVI luôn đạt tiêu chí để thành rừng trước khi hai chỉ số này giảm dưới ngưỡng thành rừng trong giai đoạn 2013 - 2019. Đối với khu vực có rừng tại năm quan sát 2019 ghi nhận 2 xu hướng biến đổi tương ứng với 2 khu vực Khu vực vùng đệm (Bãi Trong) rừng bị suy thoái mạnh hơn trong khi khu vực vùng lõi (cồn Ngạn, cồn Lu) ít bị suy thoái do cấu trúc rừng cơ bản đã ổn định để có thể thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh tác động. Các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm cơ sở hữu ích cho việc theo dõi diễn biến và quản lý chất lượng rừng ngập mặn ở Việt Nam.

The study used Landsat 5-8 satellite images to assess the current status and quality of mangroves in Xuan Thuy National Park, Nam Dinh province in the period f-rom 2005 to 2019. The mangrove forest changes are determined based on the interpretation results and the change matrix; according to time, the variation in mangrove quality was assessed against the standardized differential vegetation index (NDVI) and enhanced vegetation index (EVI) extracted f-rom the Landsat image. Normalised Difference Vegetation Index (NDVI), Enhanced Vegetation Index (EVI) extracted f-rom the Landsat images were used for quality assessment. The results show that In the period 2005 - 2019, the area of mangroves in Xuan Thuy National Park increased by more than 600 hectares, the area of casuarina plantation on sandy soil increased by 125.4 hectares. NDVI and EVI index clearly reflect the changes in forest quality. For areas without forests in 2019, NDVI and EVI indexes recorded changes according to two main trends In the period of 2005 - 2012, NDVI and EVI always reach the criteria to become forest before these two indicators decreased below the threshold of forest in the period of 2013 - 2019. For areas with forest in 2019, there are 2 trends corresponding to 2 areas The buffer zone area (Bai Trong) is strongly degraded while the core area (dune Ngan, dune Lu) is less degraded because the basic mangrove structure is stable to adapt to the impacted external conditions. The research results will be used as a useful basis for monitoring and quality management of mangrove in Vietnam.

TTKHCNQG, CVv 201