



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
87
Kỹ thuật môi trường khác
BB
Nguyễn Đức Nam, Vũ Văn Thăng(1), Trần Duy Thức
Nghiên cứu thử nghiệm đồng hóa số liệu trong dự báo sự thay đổi đột ngột của cường độ và quỹ đạo bão trên Biển Đông bằng mô hình HWRF
Experimental research on data assimilation in forecasting sudden changes in storm intensity and trajectory in the East Sea using the HWRF model
Khí tượng Thủy văn
2024
768
22-34
2525-2208
Trong bài báo này, tác giả trình bày kết quả thử nghiệm dự báo sự thay đổi đột ngột của cường độ và quỹ đạo bão trên khu vực Biển Đông bằng mô hình HWRF kết hợp đồng hoá số liệu. Mô hình HWRF được thiết kế thử nghiệm với số liệu điều kiện biên và điều kiện ban đầu là số liệu GFS độ phân giải 0,25×0,25 độ kinh vĩ, và số liệu đồng hóa được lấy từ hệ thống viễn thông khí tượng toàn cầu GTS (Global Telecommunications Systems). Kết quả thử nghiệm đồng hóa số liệu dự báo sự thay đổi cường độ đột ngột của cơn bão Noru (2022) và sự thay đổi quỹ đạo đột ngột của cơn bão Goni (2020) bằng mô hình HWRF đã cho thấy một số cải thiện về kết quả dự báo. Đối với trường hợp cơn bão Noru, trường hợp có đồng hoá số liệu cho kết quả dự báo đúng về sự thay đổi đột ngột cường độ bão ở hạn dự báo 42 giờ và không dự báo khống sự thay đổi cường độ đột ngột của bão ở các hạn dự báo sau như trường hợp không có đồng hoá số liệu. Với trường hợp cơn bão Goni, kết quả đánh giá quỹ đạo cho thấy sai số dự báo của trường hợp đồng hoá số liệu tốt hơn so với trường hợp không đồng hoá số liệu.
This article presents the results of data assimilation testing in forecasting sudden changes in storm intensity and trajectory in the East Sea region using the HWRF model. The HWRF model is experimentally designed with boundary and initial condition data which are GFS data with a resolution of 0.25×0.25 degrees longitude and assimilation data taken from the GTS global meteorological telecommunications system (Global Telecommunications Systems). Test results of data assimilation predicting the sudden change in intensity of storm Noru (2022) and the sudden change in trajectory of storm Goni (2020) using the HWRF model show some improvements in forecast results. For storm Noru, the case of data assimilation resulted in accurate forecasts of sudden changes in storm intensity for the 42-hour forecast period and not predicting the false results of sudden changes in storm intensity at other longer forecast periods like the case without data assimilation. In the case of storm Goni, the trajectory evaluation results show that the forecast error of the case of data assimilation is better than the case of no data assimilation.
TTKHCNQG, CVt 39