Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  14,862,634

68

Sinh trưởng và phát triển của động vật nuôi

Phạm Văn Giới; Đặng Văn Dũng; Phạm Văn Sơn; Đỗ Thị Thanh Vân; Đỗ Thị Thanh Vân(1)

Ảnh hưởng của tỷ lệ nguồn gen bò Droughtmaster đến khả năng sinh trưởng của con lai tại Tây Nguyên

The effects of Droughtmaster cattle genetic resources on the growth performances of their crossbreds in the Western High land

Khoa học công nghệ Chăn nuôi

2023

137

2-17

1859-0802

Nguồn gen; Bò Droughtmaster; Khối lượng cơ thể; Tăng khối lượng cơ thể

Genetic resources; Droughtmaster cattle; Body weight; Average daily gain

Mục tiêu chính là đánh giá khối lượng cơ thể, mức tăng khối lượng cơ thể trung bình hàng ngày, cũng như tác động của tỷ lệ nguồn gen bò Droughtmaster đến khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể của bò lai nuôi ở Tây Nguyên. Tổng số 584 bê, ở tỉnh Gia Lai (230 bê) và tỉnh ĐăkLăk 381 bê) thuộc 8 nhóm giống gồm bò Vàng Địa Phương, bò Lai Sind và bò con lai của Droughtmaster với 320 bê cái và 264 bê đực, nuôi ở 138 hộ chăn nuôi đã được nghiên cứu để thu thập dữ liệu. Mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) trong SAS 9.4 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Proc Reg với các mô hình hồi quy tuyến tính bậc 1 được áp dụng để ước tính lượng gia tăng khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể của các nhóm bò nghiên cứu. Kết quả cho biết rằng bò lai được cấp tiến với nguồn gen Droughtmaster trên nền cả bò Lai Sind và bò Vàng Địa Phương có thể phát triển tốt ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, con lai dựa trên nền bò Lai Sind cho khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể cao hơn con lai dựa trên nền bò Vàng Địa Phương. Khi tỷ lệ gen bò Droughtmaster ở con lai tăng lên, cả khối lượng cơ thể và mức tăng khối lượng cơ thể hàng ngày của chúng đều tăng lên. Con lai có 50% gen Droughtmaster có khối lượng cơ thể lần lượt là 352,06 và 412,49 kg ở độ tuổi 18 và 24 tháng. Con lai có 75% gen Droughtmaster có khối lượng cơ thể lần lượt là 374,26 và 436,17 kg khi đạt 18 và 24 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nguồn gen bò Droughtmaster ảnh hưởng có lợi đến năng suất sinh trưởng ở bò thịt và nó phù hợp với lai tạo bò hướng thịt. Con lai có nguồn gen Droughtmaster 50% phù hợp với hệ thống vỗ béo mở rộng ở Tây Nguyên.

The major objectives were to evaluate the body weight, average daily gain, as well as the impact of Droughtmaster bovine proportion on body weight and gain weight of their crossbreds raising in Western High Land. Total of 584 calves in Gia-Lai (230 calves) and Dak-Lak 381 calves) of 8 breed groups including Local Yellowcattle, Red Sindhy crosses and Droughtmaster’s crossbreds with 320 females and 264 males, derived from 138 holds were investigated for data collection. Proc GLM in SAS 9.4 was used for data analyses. Proc Reg with first oder linear regression models were applied to estimate the increment of body weight and gain weight of breed groups. The results indicated that beef crossbreds upgraded with Droughtmaster genome on both Indigenous and Red Sindhi crossbred cows may be well developed in Western High Land. However, crossbreds based on Red Sindhi crossbreds gave the higher body weight and gain weight than crossbreds based on Local Yellow cows. When proportion of Droughtmaster genome in crossbreds increased, their body weight and daily gain were both enhanced. Crossbreds with 50% of Droughtmaster genome got the body weight from 352.06 and 412.49 kg at 18 and 24 months old, respectively. Crossbreds with 75% of Droughtmaster genome got the body weight from 374.26 and 436.17 kg at 18 and 24 months old, respectively. It is concluded that Droughtmaster genome affected favourably growth performance in beef cattle and it was suitable with crsossbreeding for beef cattle. Crossbreds with Droughtmaster genome at 50% were better in accordance with fattening systems in Western High Land.

TTKHCNQG, CVv 25