Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  18,875,538
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Nguyễn Thanh Nam, Nguyễn Văn Hương

BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP U NHÚ ĐÁM RỐI MẠCH MẠC Ở GÓC CẦU TIỂU NÃO VÀ TRA CỨU Y VĂN

A case report of ectopic Choroid Plexus Papilloma in the cerebellopontine angle and literature review

Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam

2024

55

85-89

U nhú đám rối mạch mạc (CPP) là khối u nội sọ lành tính hiếm gặp, được phân loại là khối u ác tính độ I theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chiếm 0,4% -1% trong tất cả các khối u nội sọ. Ở người lớn, u nhú đám rối mạch mạc điển hình gặp ở não thất IV trong khi ở trẻ em chúng thường phát triển ở não thất bên. U nhú đám rối mạch mạc xuất phát từ các vị trí ngoài não thất là cực kỳ hiếm gặp và khó chẩn đoán. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân nam 41 tuổi bị đau đầu vùng chẩm kéo dài vài tuần và thỉnh thoảng giảm thị lực. Hình ảnh cộng hưởng từ sọ não trước và sau tiêm Gadolinium tĩnh mạch phát hiện khối nằm ở góc cầu tiểu não trái, giảm nhẹ tín hiệu không đồng nhất trên T1, tăng nhẹ trên T2, FLAIR, SWAN, 3D CUBE, không hạn chế khuếch tán, ngấm thuốc đối quang từ mạnh không đồng nhất sau tiêm. Bệnh nhân được phẫu thuật bóc u một phần. Mô bệnh học cho thấy mẫu mô được cấu tạo các cấu trúc dạng nhú lót bởi tế bào vuông đơn, nhân tế bào sáng, có hạt nhân. Xét nghiệm hóa mô miễn dịch cho kết quả dương tính đối với CK7(1+), GFAP(+), âm tính đối với TTF-1. Chẩn đoán cuối cùng: U nhú đám rối mạch mạc. Bệnh nhân được điều trị phối hợp xạ phẫu Gamma sau phẫu thuật và theo dõi sát lâm sàng và hình ảnh MRI

Choroid plexus papillomas (CPPs) are uncommon intracranial benign tumors classified as World Health Organization (WHO)grade I malignancies and account for 0.4%-1% of all intracranial tumors. In adults, CPPs typically present in the fourth ventricle whereas in children they are identified in lateral ventricle. CPPs arising from extraventricular locations are extremely rare and challenging to diagnose. We report a case of a 41-year-old male with complaint of occipital headache of few weeks duration with occasional visual decreasing. Magnetic resonance imaging revealed a lesion occupying in the left cerebellopontine (CP) angle. Patient underwent surgery with partial tumor resection. Histology showed a tumor composed of papillae lined by cuboidal to columnar epithelium with clear nuclei. The cells showed immuno-reactivity for CK7, glial fibrillary acidic protein (GFAP) whereas immuno-negativity for thyroid transcription factor-1 (TTF-1). The final diagnosis was affirmed ectopic Choroid plexus papilloma. Patient has been continuing toundergo Gamma radiosurgery and to follow up by clinical presentation and MRI imaging.