



- Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam
76
Hệ hô hấp và các bệnh liên quan
BB
Cung Văn Công
Bất thường nang tuyến phổi bẩm sinh: tổng quan tài liệu và báo cáo ca bệnh
Congenital cyst adenomatoid malformation: a literature review and case report
Y học Cộng đồng
2024
CD3
199-206
2354-0613
Bất thường nang tuyến bẩm sinh (Congenital Cyst Adenomatoid Malformation - CCAM) hay còn được gọi là bất thường đường thở bẩm sinh (Congenital Pulmonary Airway Malformation- CPAM) là bất thường mô phổi, chứa nhiều kén nhỏ tập trung thành đám trong thùy phổi, có nguồn gốc chủ yếu từ tiểu phế quản. Khoảng 70% được phát hiện trong tuần đầu sau sinh, 10% được chẩn đoán sau 1 năm và rất hiếm thấy các trường hợp được báo cáo ở người lớn. CCAM có thể phát triển trong toàn bộ một thùy phổi bất kỳ song hầu hết xẩy ra ở thùy dưới. CCAM có liên thông với cây phế quản và được cung cấp máu bởi động mạch phổi, sự thiếu vắng động mạch nuôi dưỡng hiếm khi thấy. CCAM điển hình được phân thành 3 loại chính (I – III) dựa vào sự khác nhau về mô học, biểu hiện bệnh lý, biểu hiện X-quang và tiên lượng. Hai dạng nữa của CCAM cũng đã được đề xuất đó loại 0 và IV dựa trên tiền sử bệnh lý tìm được và loại tế bào biểu mô thấy trong đường thở có trong bất thường đó. Thuật ngữ CPAM được đề xuất bao gồm những loại mở rộng này. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương vào năm 2024, được chẩn đoán xác định CCAM bằng kết quả giải phẫu bệnh (GPB) bệnh phẩm sau mổ. Các tài liệu liên quan về bất thường này cũng sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết với mong muốn cung cấp cho các đồng nghiệp cái nhìn tổng quan, phương cách tiếp cận chẩn đoán cũng như điều trị khi gặp ca này.
Congenital Cyst Adenomatoid Malformation (CCAM), also known as Congenital Pulmonary Airway Malformation (CPAM), is an abnormality of lung tissue, containing many small cysts concentrated in clusters in the lung lobes, originating mainly from the bronchioles. About 70% are detected within the first week of life, 10% are diagnosed after 1 year, and reported cases in adults are very rare. CCAM can develop in any lobe of the lung, but most occur in the lower lobe. CCAM are connected to the bronchial tree and are supplied by the pulmonary artery; the absence of a feeding artery is rarely seen. Typical CCAM is divided into 3 main types (I – III) based on differences in histology, pathological manifestations, radiological manifestations and prognosis. Two additional types of CCAM have also been proposed, that are 0 type and IV type, based on the medical history found and the type of epithelial cells seen in the airways present in the abnormality. The term CPAM is proposed to include these types of extensions. We report 1 cases of CCAM, diagnosed by postoperative pathology. We will also update related documents about this abnormality in the article with the hope of providing colleagues with an overview and approaches to diagnosis and treatment when encountering similar cases.
TTKHCNQG, CVv 417