Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  15,408,413

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

BB

Nguyễn Xuân Đại, Nguyễn Quang Chung, Nguyễn Hoàng, Mai Viết Chinh; Mai Viết Chinh(1)Nguyễn Xuân Đại(2)Mai Viết Chinh(3)

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN PHẢN ỨNG CỦA KẾT CẤU CẦU SỬ DỤNG GỐI CÁCH CHẤN CAO SU

PRELIMINARY EVALUATIONS OF AIR TEMPERATURE EFFECTS ON THE RESPONSE OF SEISMICALLY ISOLATED BRIDGES EMPLOYING ELASTOMERIC BEARINGS

Journal of Science and Technique: Section on Special Construction Engineering

2023

02

77

Gối cao su nhiều lớp là thiết bị chống động đất phổ biến cho các công trình cầu dựa vào độ cứng dọc trục lớn, độ cứng ngang và độ cứng xoay nhỏ cũng như khả năng phục hồi ấn tượng. Tuy nhiên, đặc tính cơ học của chất đàn hồi, đặc biệt là độ cứng khi chịu cắt của vật liệu, bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thay đổi nhiệt độ không khí. Do đó, ứng xử khi chịu tải trọng lặp của gối cách chấn cao su bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ không khí và đã được chỉ định trong các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành thông qua việc yêu cầu phân tích giới hạn trên và giới hạn dưới bằng cách sử dụng các hệ số hiệu chỉnh. Kết quả là nó có tác động đáng kể đến phản ứng động đất của kết cấu cầu cách chấn. Tuy nhiên, nội dung này ít được quan tâm đến trong công tác thiết kế gối cách chấn ở hầu hết các khu vực. Bài báo này nhằm mục đích đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng động đất của kết cấu cầu cách chấn. Nội dung nghiên cứu tham số, với điều kiện nhiệt độ khác nhau, được thực hiện. Phản ứng động đất của kết cấu cầu cách chấn được đánh giá bằng giá trị cực đại của lực cắt tại trụ cầu và chuyển vị ngang tại mặt cầu. Kết quả cho thấy nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đáng kể đến ứng xử của gối cách chấn cao su và phản ứng động đất của kết cấu cầu.

Laminated rubber bearing is a common seismic protection device for bridge structures based on its high vertical stiffness, low horizontal and rotational stiffness, and significant lateral restoring capacity. However, the mechanical behavior of elastomers, particularly the material's shear stiffness, is significantly influenced by variations in air temperature. The cyclic behavior of elastomeric isolators is affected by variations in air temperature and this is considered by current seismic codes through requiring upper and lower bound analysis using relevant modification factors. As a result, it significantly impacts the seismic responses of structures employing laminate rubber isolators. However, this aspect is not frequently considered when designing seismic isolation in most locations. This article aims to evaluate the effect of air temperature on the seismic response of isolated bridges. A parametric study, with varying temperature conduction, is carried out. The responses of a seismically isolated bridge are evaluated by the peak value of lateral force and displacement. Results indicate that air temperature has considerable effects on the behavior of rubber isolators and seismic responses of isolated bridges.